✴️ Viêm xương chấn thương

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm xương chấn thương chỉ các nhiễm trùng xương do vi trùng thường, không đặc hiệu, ngoại sinh từ bên ngoài vào sau gãy xương hở, sau các phẫu thuật, sau kết hợp xương trong gãy kín cũng như trong gãy xương hở.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Viêm xương chấn thương cấp tính:

Sau một gãy xương hở hoặc sau mổ về xương có thể có sốt cao rét run, vết mổ sưng tấy, đau, làm mủ. Hoặc thường sau dùng kháng sinh kéo dài chỉ thấy sốt dao động khoảng 37, 5-38°C. Triệu chứng: sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ không rõ, đau nhức, kém ăn mất ngủ.

Cận lâm sàng:

- Xquang 2 bình diện thẳng, nghiên: cho biết hình ảnh phù nề của mô mềm, vị trí, mức độ tổn thương của xương viêm…

- Xét nghiệm cơ bản (trong trường hợp điều trị bảo tồn):

  • Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động (18 thông số máu).
  • Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.
  • Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.
  • Nước tiểu 10 thông số (máy).
  • VS, CRP...

- Xét nghiệm tiền phẫu (trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

2. Giai đoạn viêm xương mạn tính:

Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng điển hình: xương to xù xì, dò mủ tái phát nhiều lần.

Cận lâm sàng:

- Xét nghiệm cơ bản (trong trường hợp điều trị bảo tồn):

  • Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động (18 thông số máu).
  • Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.
  • Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.
  • Nước tiểu 10 thông số (máy).
  • VS, CRP...

- Xét nghiệm tiền phẫu (trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị viêm xương chấn thương cấp tính:

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ, phải cắt bỏ tất cả các chỉ khâu, banh rộng vết mổ để dẫn lưu máu tụ, cho kháng sinh và bất động. Nếu xử trí như trên mà không giảm phải tiến hành cắt lọc vết thương thật triệt để các mô dập nát, lấy hết máu tụ. Nếu vết thương đã nhiễm trùng làm mủ, phải lấy hết xương vụn rời, kết hợp xương lỏng lẻo bằng cố định ngoài. Trong đa số các trường hợp nên để hở vết thương, chỉ khâu kín nơi nào xương bị lộ và rạch mổ dẫn lưu nơi khác.

2. Điều trị viêm xương chấn thương mãn tính:

Điều trị viêm màng xương do loét da: Cắt bỏ hết sẹo xơ chai, bạt bề mặt xương viêm, vá da.

Điều trị viêm xương có lổ dò: Cắt bỏ mọi ngóc ngách, cắt bỏ mô mềm xơ hóa quanh đường dò.

Điều trị viêm xương có xương chết, xương tù:

  • Lấy bỏ hết xương chết, xương tù, trám hốc mất xương.
  • Thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Điều trị sau mỗ:

  • Mang nẹp bột cố định tạm sau mỗ.
  • Truyền dung dịch đẳng trương.
  • Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).
  • Thuốc:
    • Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.
    • Giảm đau.
    • Kháng viêm.
    • Cầm máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top