Bị viêm lợi phải làm sao?

Nguyên nhân gây viêm lợi

Khi chúng ta ăn uống, thức ăn thừa bị mắc lại ở kẽ răng. Các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường như đánh răng hay súc miệng nước muối khó làm sạch được hoàn toàn. Theo thời gian, các chất bẩn tích tụ tại kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành nên mảng bám (còn gọi là cao răng). Ước tính, cứ trên mỗi 1mg mảng bám răng thì chứa đến 200 – 300 triệu vi khuẩn.

Vi khuẩn phá hủy lớp tế bào biểu mô bảo vệ lợi và tấn công sâu vào các mô mềm dưới nướu, gây viêm lợi, sưng lợi, chảy máu chân răng…

Mặc dù có rất nhiều yếu tố dẫn đến viêm lợi, nhưng nguyên nhân sâu xa là do nướu lợi thiếu chất dinh dưỡng, kém bền chắc, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus.

Những người vệ sinh răng miệng kém, người lớn tuổi, người bệnh đái đường, hút thuốc lá, phụ nữ mang thai thường dễ mắc viêm lợi hơn, do những thay đổi về tuyến nước bọt, hệ vi khuẩn trong khoang miệng, khả năng đề kháng và nội tiết…

 

Bị viêm lợi nguy hiểm thế nào?

Tình trạng viêm lợi lâu ngày sẽ lây lan sang các mô cơ và xương (bệnh nha chu), thậm chí có nguy cơ bị rụng răng.

Hơn nữa, sức khỏe răng miệng kém cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tình trạng viêm lợi dẫn đến bệnh nha chu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, vấn đề về tim mạch và bệnh phổi, thậm chí gây viêm phổi.

Đối với phụ nữ mang thai khi bị những vấn đề về sức khỏe răng miệng thì nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn những thai phụ có sức khỏe răng miệng tốt.

 

Bị viêm lợi phải làm sao?

Mục tiêu khắc phục tình trạng viêm lợi là kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Lời khuyên bao gồm:

  • Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên lấy cao răng, đánh bóng mặt răng, loại bỏ những yếu tố gây tích tụ mảng bám răng.
  • Dùng bàn chải mềm.

 

Giải pháp cải thiện viêm lợi an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên

Thực tế, các biện pháp trên chỉ có tác dụng giảm viêm lợi tạm thời mà chưa bổ sung dinh dưỡng cho tế bào nướu lợi, khiến tình trạng viêm lợi không khỏi triệt để, hay tái phát.

Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn dung dịch nha khoa chứa sáp ong trong cồn (thành phần chính) kết hợp nhiều thảo dược khác như: Lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay là sản phẩm giúp cải thiện tình trạng viêm lợi hiệu quả.

Trong chương trình Tư vấn sức khỏe, khi nói về thành phần chính sáp ong của sản phẩm, chuyên gia Văn Trọng Lân đã có những chia sẻ: “Nghiên cứu tại Đức cho thấy, trong sáp ong chứa tới 210 vitamin, khoáng chất giúp kháng khuẩn, loại trừ những vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng - nguyên nhân gây ra phần lớn các bệnh răng miệng. Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc cho thấy, trong cùi quả cau chứa hơn 59 hợp chất như: Alcaloid, flavonoid, acid béo... giúp nuôi dưỡng các tế bào lợi, làm lợi săn chắc, từ đó giảm mùi hôi miệng hiệu quả”. 

Đề tài năm 2018 tại Đại học Lovely (Ấn Độ) cho thấy, trong lá trầu không chứa hoạt chất hydroxychavicol và eugenol có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt vi sinh vật trong khoang miệng, cải thiện viêm lợi. 

Ngoài ra, các dược liệu trong dung dịch nha khoa này còn hỗ trợ giảm viêm mạnh, cung cấp nhiều vitamin, chất dinh dưỡng cho nướu lợi, giúp làm thơm tự nhiên. Đặc biệt, các thành phần 100% tự nhiên nên rất an toàn, thân thiện với cơ thể, không gây kích ứng tế bào nướu lợi, phòng ngừa viêm lợi tái phát.

Hiện nay, giữa hàng ngàn sản phẩm trên thị trường được quảng cáo khắc phục chứng viêm lợi, bạn hãy lựa chọn dung dịch nha khoa được sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín, được các chuyên gia đánh giá cao, đồng thời đạt nhiều giải thưởng danh giá. Nổi bật trong số đó chính là sản phẩm chứa thành phần chính sáp ong trong cồn.

Như vậy, bạn hãy tạo thói quen súc miệng với dung dịch nha khoa chứa sáp ong trong cồn để cải thiện viêm lợi hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top