Những đối tượng nào dễ bị khô ổ răng?

Khô ổ răng có thể khiến các dây thần kinh và xương ở lợi bị lộ ra, do vậy, việc đến gặp nha sĩ là rất cần thiết. Tình trạng khô ổ răng sẽ trở nên rất đau và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm:

  • Làm chậm thời gian lành thương
  • Viêm nhiễm ổ răng
  • Nhiễm trùng lan đến xương

Những đối tượng nào dễ bị khô ổ răng?

Nếu bạn vừa mới nhổ răng, bạn sẽ có nguy cơ bị khô ổ răng. Mặc dù khô ổ răng là biến chứng phổ biến nhất của tình trạng đau răng, nhưng tình trạng này vẫn là tương đối hiếm gặp. Nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng có 42 trên tổng số 2281 răng được khảo sát sẽ bị khô ổ răng. Tỷ lệ này tương đương chỉ có 1.8%. Loại răng mà bạn được nhổ cũng sẽ giúp xác định mức độ bị khô ổ răng có thể gặp phải. Mặc dù rất hiếm gặp, khô ổ răng thường phát triển sau khi bạn được nhổ răng khôn hoặc răng hàm hơn, so với việc nhổ các răng khác.

Nếu bạn đã từng bị khô ổ răng trước đó, bạn sẽ dễ bị khô ổ răng tái phát hơn. Hãy đảm bảo rằng nha sỹ hoặc bác sỹ nhổ răng cho bạn đã biết về tiền sử khô ổ răng của bạn trước khi bạn lên kế hoạch nhổ răng. Mặc dù nha sỹ không thể làm gì để ngăn chặn tình trạng khô ổ răng phát triển, nhưng nắm được thông tin về tiền sử bệnh tật của bạn sẽ giúp đẩy nhanh được quá trình điều trị nếu tình trạng khô ổ răng phát triển.

 

Triệu chứng

Nếu bạn có thể nhìn vào trong miệng của mình qua gương và thấy xương lộ lên ở vùng chân răng vừa mới nhổ, thì rất có thể bạn đã bị khô ổ răng.

Một triệu chứng thường được kể lại của tình trạng nhổ răng khôn là đau dữ dội nhưng không rõ lý do ở vùng hàm. Cơn đau này thường xuất hiện ở đúng vị trí chiếc răng vừa mới được nhổ, nhưng lại xuất hiện sau 2-3 ngày sau nhổ răng. Tuy nhiên, khô ổ răng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình liền thương. Các triệu chứng khác của tình trạng khô ổ răng bao gồm hơi thở hôi và có vị kỳ lạ ở trong miệng. Nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây, bạn nên đến gặp nha sỹ ngay lập tức.

Khô ổ răng thường gây ra những cơn đau nhói, âm ỉ. Đau có thể rất dữ dội và việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc kê đơn không làm giảm tình trạng đau của bạn. Đau răng có thể khiến bạn không thể làm việc hoặc tập trung vào bất cứ việc gì khác. Đau do khô ổ răng có thể lan từ vị trí nhổ răng sang tai, mắt, thái dương, hoặc cổ của bạn. Nếu bạn bị khô ổ răng, bạn sẽ cảm thấy đau khi uống đồ uống lạnh hoặc hít thở không khí lạnh.

 

Chẩn đoán

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng khô ổ răng, nha sỹ sẽ cần phải khám phần ổ răng đó và quyết định các bước điều trị tiếp theo. Trong một số trường hợp, nha sĩ sẽ gợi ý cần chụp X quang để loại trừ các nguyên nhân khác, ví dụ như viêm xương hoặc vỡ tủy răng tại ví trí nhổ răng.

 

Nguyên nhân

Khô ổ răng có thể phát triển sau khi nhổ răng, do cục máu đông bảo vệ bị bong ra khỏi ổ răng.

Khô ổ răng cũng có thể phát triển nếu cục máu đông này bị tắc lại ở lợi.

Các nhà nghiên cứu hiện chưa rõ nguyên nhân nào khiến cục máu đông không hình thành được ở vị trí nhổ răng. Nhiều người cho rằng nhiễm khuẩn từ thực phầm, đồ uống hoặc bất cứ thứ gì đi vào miệng đều có thể gây khô ổ răng.

Chấn thương ở khu vực nhổ răng cũng có thể dẫn đến khô ổ răng. Chấn thương có thể xảy ra trong quá trình nhổ răng phức tạp hoặc trong giai đoạn chắm sóc sau nhổ răng. Ví dụ, vô tình chạm vào khu vực này do sử dụng bàn chải có thể ảnh hưởng đến tốc độ liền thương của ổ răng.

 

Yếu tố nguy cơ

Bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị khô ổ răng hơn nếu:

  • Bạn hút thuốc lá hoặc sử dụng các chế phẩm khác từ thuốc lá: các hóa chất không chỉ làm chậm quá trình lành thương mà còn gây viêm nhiễm vết thương, nhưng hành động hít vào khi hút còn có thể làm bong cục máu đông
  • Bạn sử dụng thuốc tránh thai đường uống: một số loại viên uống tránh thai có chứa hàm lượng estrogen cao, có thể cản trở quá trình lành thương
  • Bạn không chăm sóc vết thương đúng cách: không tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc tại  nhà của nha sỹ hoặc không vệ sinh răng miệng đúng cách có thể gây khô ổ răng

 

Điều trị

Làm sạch khu vực ổ răng

Nếu bạn bị khô ổ răng, nha sỹ sẽ giúp bạn làm sạch vùng ổ răng để đảm bảo rằng không có vụn thức ăn hoặc vi khuẩn xâm nhập nào. Việc này sẽ giúp làm giảm đau và dự phòng nhiễm trùng. Nha sỹ cũng có thể sẽ che ổ răng lại bằng gạc hoặc keo để giúp gây tê. Nếu bạn cần thay băng, bạn sẽ cần phải đến gặp nha sỹ định kỳ. Băng sẽ cần phải thay nếu tình trạng đau vẫn nghiêm trọng. Nha sỹ có thể khuyến cáo súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng kê đơn khác. Bác sỹ cũng có thể sẽ kê kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng.

Giảm đau

Các thuốc giảm đau kê đơn có thể giúp bạn làm giảm cảm giác khó chịu. Nha sỹ có thể kê một loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc acetaminophen.

Bạn nên tránh sử dụng aspirin vì có thể sẽ gây chảy máu nhiều hơn ở khu vực này. Chườm lạnh cũng có thể giúp làm giảm đau. Nếu tình trạng đau nghiêm trọng hơn, nha sỹ có thể sẽ kê một loại thuốc giảm đau kê đơn. Bạn sẽ phải khám lại trong khoảng 1 tuần sau khi nhổ răng để nha sỹ khám và thảo luận các phương án tiếp theo.

 

Dự phòng khô ổ răng

Bạn có thể làm giảm nguy cơ khô ổ rằng bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Đảm bảo rằng bác sỹ nhổ răng cho bạn có đủ kinh nghiệm nhổ răng.
  • Sau khi lựa chọn được nha sỹ, hãy trao đổi về các loại thuốc kê đơn mà bạn sử dụng gần đây. Một số loại thuốc có thể dự phòng tình trạng đông máu, từ đó có thể gây khô ổ răng.
  • Nếu bạn hút thuốc lá, hạn chế hoặc tránh hút thuốc trước hoặc sau khi nhổ răng. Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ khô ổ răng. Hãy trao đổi với nha sỹ về việc sử dụng nicotine dưới các hình thức khác, như miếng dán nicotine, trong quá trình lành thương.

Bác sỹ có thể sẽ khuyến khích một trong số những hướng dẫn sau:

  • Nước súc miệng kháng khuẩn
  • Gạc y tế
  • Gel y tế
  • Thuốc giảm đau

Nha sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng kháng sinh, đặc biệt là nếu hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top