Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là gì?
PCOS ảnh hưởng đến khoảng 1/10 phụ nữ trong thời kỳ sinh nở.
Phụ nữ mắc PCOS có nồng độ insulin và androgen (nội tiết tố nam) cao hơn so với những phụ nữ khác. Sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể gây ra một loạt các triệu chứng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Tại sao bị đa nang buồng trứng
Nguyên nhân của PCOS hiện nay vẫn chưa được tìm ra đầy đủ. Có thể do di truyền trong gia đình, vấn đề nội tiết tố tăng lên trong quá trình phát triển (chẳng hạn dậy thì, kinh nguyệt, mang thai…) hoặc yếu tố lối sống, thực phẩm.
Di truyền học
Phụ nữ mắc PCOS có khả năng có mẹ, dì hoặc chị gái mắc PCOS cao hơn 50% so với phụ nữ không có PCOS. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ có nguồn gốc dân tộc chẳng hạn như: Người châu Á, Thổ dân và Người vùng eo biển Torres, Châu Phi (Somali, Etiopia, Eritrea, Sudan) và người da trắng ở châu Âu.
Lối sống
Lối sống bao gồm cả thực phẩm và sinh hoạt hàng ngày có thể làm cho các triệu chứng của PCOS trở nên nghiêm trọng hơn hoặc ít hơn.
Hormone (nội tiết tố)
Các triệu chứng và dấu hiệu của PCOS xảy ra do sự mất cân bằng của hai hormone: Insulin và Androgen.
Phụ nữ thừa cân cũng có thể ảnh hưởng không lành mạnh đến các hormone này. Phụ nữ giảm cân có thể giúp giảm những triệu chứng.
Triệu chứng của buồng trứng đa nang
Phụ nữ có buồng trứng đa nang có các triệu chứng:
Thường xuyên hoặc không có kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt mỗi lần cũng không đều;
Chậm mang thai;
Tăng cân;
Lông mọc quá mức ở mặt, bụng và lưng;
Rụng tóc trên đỉnh đầu;
Xuất hiện mụn hoặc mụn trứng cá;
Có thể bị u nang buồng trứng;
Cảm xúc thay đổi như lo lắng, buồn phiền nhiều hơn;
Kháng insulin tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Buồng trứng đa nang có thể gây vô sinh
Người bị buồng trứng đa nang có thể hiếm muộn, khó có con thậm chí vô sinh do nồng độ hormone nam cao ngăn cản sự rụng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không rụng trứng hàng tháng. Ngoài ra, thừa cân làm giảm khả năng sinh sản và có thể góp phần khiến phụ nữ mắc PCOS mất nhiều thời gian hơn để thụ thai.
Mặc dù phụ nữ mắc PCOS có nhiều vấn đề về khả năng sinh sản nhưng vẫn cần sử dụng biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn nhất là đang trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc.
Đa nang buồng trứng 1 bên có thai được không
Buồng trứng đa nang một bên có khả năng phát triển sang hai bên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bị buồng trứng đa nang một bên thì cơ hội mang thai tăng lên 50% so với người bị buồng trứng đa nang cả hai bên.
Đa nang buồng trứng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?
Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có các triệu chứng có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ.
Lo lâu, buồn phiền dẫn đến trầm cảm; sắc vóc kém làm họ mất tự tin, kém hấp dẫn hoặc vấn đề khó có con có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình và các mối quan hệ trong gia đình.
Tin vui là đa nang buồng trứng có thể chẩn đoán và điều trị giúp phụ nữ lấy lại tự tin và thiên chức làm mẹ.
Phương pháp chẩn đoán buồng trứng đa nang
Phụ nữ mắc PCOS thường mất một thời gian để có được chẩn đoán chắc chắn vì triệu chứng của tình trạng này có thể giống các vấn đề khác.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc PCOS bạn nên gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của mình xem đó có phải do buồng trứng đa nang hay không.
Buồng trứng đa nang được phát hiện bằng cách:
Xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết tố nam ;
Siêu âm để tìm u nang trong buồng trứng.
Việc chẩn đoán sớm có thể điều trị sớm các triệu chứng của PCOS. Điều này làm giảm nguy cơ biến chứng nếu bạn quyết định mang thai.
Thuốc điều trị đa nang buồng trứng
Điều trị buồng trứng đa nang bằng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai kết hợp có chứa estrogen và proestin làm giảm sản xuất androgen và điều chỉnh estrogen. Điều chỉnh nội tiết tố có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và điều chỉnh chảy máu bất thường, mọc tóc quá mức và nổi mụn.
Có thể sử dụng thuốc tránh thai kết hợp dạng viên hoặc đặt vòng có chứa estrogen và proestin.
Điều trị bằng proestin
Uống progestin trong 10 đến 14 ngày mỗi một đến hai tháng có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, bảo vệ chống lại ung thư nội mạc tử cung.
Liệu pháp proestin không cải thiện nồng độ androgen và sẽ không giúp tránh thai. Đặt vòng chứa proestin là lựa chọn tốt hơn nếu cũng muốn tránh mang thai.
Thuốc kích trứng rụng
Để giúp rụng trứng, bác sĩ có thể chỉ định:
Clomiphene (Clomid). Thuốc chống estrogen đường uống này trong phần giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt;
Letrozole (Femara): Thuốc điều trị ung thư vú cũng có thể kích thích buồng trứng;
Metformin (Glucophage, Fortamet…): Thuốc uống trị tiểu đường typ II giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và làm giảm nồng độ insulin.
Gonadotropin: Thuốc tiêm nội tiết tố.
Thuốc giảm sự phát triển tóc quá mức
Thuốc tránh thai làm giảm sản xuất androgen có thể gây ra sự phát triển tóc quá mức;
Spironolactone (Aldactone) ngăn chặn tác dụng của androgen trên da. Spironolactone có thể gây dị tật bẩm sinh, vì vậy cần phải tránh thai trong khi dùng thuốc này. Không nên dùng nếu đang mang thai hoặc dự định có thai;
Eflornithine (Vaniqa) dạng kem có thể làm chậm sự phát triển tóc trên khuôn mặt ở phụ nữ;
Điện di: Một chiếc kim nhỏ được đưa vào từng nang lông. Kim phát ra một xung dòng điện để phá hủy nang trứng.
Bác sĩ có thể chỉ định nhiều phương pháp điều trị kết hợp để đạt hiệu quả.
Buồng trứng đa nang muốn có con phải làm gì?
Cơ chế mang thai trong cơ thể phụ nữ
Phụ nữ có hai buồng trứng nằm ở hai bên tử cung. Mỗi buồng trứng có kích thước như một đồng tiền. Buồng trứng lưu trữ trứng và cũng tạo ra nhiều loại hormone. Hormone được tạo ra tại các bộ phận khác nhau của cơ thể, đi vào máu và có tác dụng đến các bộ phận khác của cơ thể. Các hormone chính được tạo ra trong buồng trứng là estrogen và progesterone. Những hormone này giúp phát triển ngực và tạo ra chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Buồng trứng thường tạo ra một lượng nhỏ nội tiết tố nam (androgen) như testosterone ở nam giới.
Sự rụng trứng thường xảy ra mỗi tháng một lần khi trứng (noãn) được phóng thích vào ống dẫn trứng.
Trước khi trứng được phóng thích khi rụng trứng, nó sẽ phát triển trong nang của buồng trứng. Mỗi tháng, một vài nang bắt đầu phát triển nhưng thông thường chỉ có một nang phát triển đầy đủ và giải phóng trứng vào ống dẫn trứng. Sau khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng và đi xuống ống dẫn trứng đến tử cung, nơi nó có thể được thụ tinh bởi tinh trùng nếu quan hệ tình dục giao hợp đã xảy ra giúp mang thai.
Vô sinh liên quan đến PCOS là do nồng độ androgen và insulin cao hơn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa rụng trứng.
Ở phụ nữ mắc PCOS, nang trứng của họ thường ngừng phát triển do mức độ cao hơn của nội tiết tố. Điều này dẫn đến nhiều nang trứng chưa trưởng thành, nhỏ còn sót lại trong buồng trứng. Một quả trứng có thể được phóng ra hoặc không có. Những nang này trông giống như quầng thâm trên siêu âm.
Rụng trứng có thể dừng hoàn toàn hoặc có thể xảy ra bất thường. Điều này có thể gây khó khăn hơn cho phụ nữ trong việc mang thai.
Người bị buồng trứng đa nang có thể tăng cơ hội mang thai bằng cách:
Kiểm soát Insulin: Có một cơ thể khỏe mạnh với trọng lượng hợp lý, không để tăng cân quá mức giúp tăng cơ hội mang thai.
Insulin là một loại hormone ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ.
Insulin giúp kiểm soát lượng đường (glucose) trong cơ thể giúp mức độ của glucose trong máu được giữ ổn định.
Insulin hoạt động giống như một chìa khóa để đưa glucose (năng lượng) vào các tế bào cơ thể. Trong PCOS, nhiều phụ nữ bị kháng insulin, trong đó tế bào sẽ không cho phép insulin hoạt động đúng cách, dẫn đến nồng độ insulin trong máu cao hơn. Nồng độ insulin cao hơn có thể khiến mọi người tăng cân dễ dàng hơn và có thể làm tăng sự thèm ăn và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Việc hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp insulin hoạt động tốt hơn và giảm kháng insulin đáng kể.
Kiểm soát cân nặng đã được chứng minh là một cách hiệu quả để giảm mức độ insulin và tăng cơ hội mang thai cho phụ nữ mắc PCOS. Kết hợp với mức độ hoạt động tăng lên và chế độ ăn uống lành mạnh có thể góp phần cải thiện khả năng sinh sản và giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai.
Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên và đều đặn để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai cũng góp phần điều hòa các cơ chế sinh học giúp bạn có chu kỳ đều đặn hơn, tăng khả năng mang thai.
Theo dõi chu kỳ hàng tháng: Nhất thiết cần theo dõi sự rụng trứng theo chu kỳ hoặc sử dụng qua thử trứng và quan hệ tình dục quanh thời kỳ rụng trứng để tăng cơ hội đậu thai.
Điều trị bằng thuốc: Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên sau khoảng 6 tháng mà tình hình vẫn không cải thiện hơn, bạn có thể cần đến các xét nghiệm sinh sản, được bác sĩ kê thuốc để kích trứng giúp mang thai cao hơn.
Phẫu thuật: Nếu thuốc không có tác dụng bạn có thể cần phẫu thuật để cân bằng hormone nam dư thừa trong buồng trứng, thúc đẩy rụng trứng tốt hơn.
Thụ tinh nhân tạo: Một lựa chọn khác là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mang lại cơ hội thụ thai tốt nhất cho phụ nữ buồng trứng đa nang.
Với sự thay đổi lối sống hoặc điều trị vô sinh, phần lớn phụ nữ mắc PCOS đều mang thai.
Tránh biến chứng khi mang thai do buồng trứng đa nang
Người bị buồng trứng đa nang có thể tăng nguy cơ mắc một số biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như:
Sảy thai;
Huyết áp cao trong thai kỳ;
Tiểu đường thai kỳ;
Sinh non;
Phụ nữ mắc PCOS cũng có khả năng sinh mổ cao hơn vì em bé có thể lớn hơn dự kiến đối với tuổi thai;
Trẻ sinh ra bởi phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ tử vong cao hơn trong thời gian sinh nở và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.
Phụ nữ bị buồng trứng đa nang đang mang thai cần được thăm khám thường xuyên trong thai kỳ, theo dõi và chỉ dẫn bởi bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm.
Đồng thời, trong thời kỳ sinh nở, cần được sinh nở trong điều kiện y tế tốt để có thể kịp thời xử lý các biến chứng và tránh cáa nguy cơ cho em bé.
Thực đơn cho người bị đa nang buồng trứng
Bị buồng trứng đa nang nên ăn gì?
Người bị buồng trứng đa nang cần hạn chế carbohydrate với chế độ ăn ít chất béo có thể bao gồm các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm tự nhiên chưa qua chế biến;
Thực phẩm giàu chất xơ;
Cá béo bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu;
Cải xoăn, rau bina và các loại rau lá xanh đậm khác;
Trái cây màu đỏ sẫm chẳng hạn như nho đỏ, quả việt quất , quả mâm xôi và anh đào;
Bông cải xanh và súp lơ;
Đậu khô, đậu lăng và các loại đậu khác;
Chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu cũng như bơ và dừa;
Các loại hạt bao gồm hạt thông, quả óc chó, hạnh nhân và quả hồ trăn;
Sô cô la đen nên ăn có điều độ;
Gia vị như nghệ và quế;
Bị buồng trứng đa nang nên kiêng gì?
Người bị buồng trứng đa nang nên tránh những thực phẩm đã được xem là không lành mạnh. Bao gồm:
Carbohydrate tinh chế chẳng hạn như bánh ngọt sản xuất hàng loạt và bánh mì trắng;
Thực phẩm chiên chẳng hạn như thức ăn nhanh;
Đồ uống có đường chẳng hạn như soda, nước có ga và nước tăng lực;
Thịt chế biến sẵn chẳng hạn như xúc xích, thịt nguội;
Chất béo rắn bao gồm bơ thực vật và mỡ lợn;
Thịt đỏ chẳng hạn như bít tết, hamburger./.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh