Đại học Phụ sản và Bác sĩ Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho biết rằng thang đo huyết áp bình thường đối với phụ nữ mang thai cũng tương tự như thang đo huyết áp dành cho người khỏe mạnh bình thường, tức là dưới 120/80 mm Hg.
Nếu chỉ số huyết áp cao hơn, thai phụ có thể bị tăng huyết áp. Huyết áp cao xảy ra trong thai kỳ có thể chỉ ra các biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật – tình trạng có thể gây đe dọa đến tính mạng. Vì vậy việc theo dõi và kiểm huyết áp trong suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng.
Huyết áp là áp lực mà máu tác động vào thành mạch máu theo từng nhịp tim. Theo AHA, những người có tình trạng huyết áp cao nếu không được điều trị và kiểm soát có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như bệnh thận.
Huyết áp cao khi mang thai còn được gọi là tăng huyết áp thai kỳ. Tăng huyết áp thai kỳ xảy ra nếu huyết áp của người phụ nữ nằm trong mức bình thường trong 20 tuần đầu của thai kỳ và sau đó tăng lên 140/90 mm Hg hoặc cao hơn trong nửa sau của thai kỳ.
Các chuyên gia không biết nguyên nhân chính xác của tăng huyết áp thai kỳ, nhưng theo Cedars-Sinai, các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Trong hầu hết các trường hợp, tăng huyết áp sẽ biến mất sau khi sinh.
ACOG chỉ ra rằng tăng huyết áp thai kỳ có thể trực tiếp gây ra các biến chứng hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng như:
Phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai nên nói chuyện với bác sĩ để có các biện pháp theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và thai nhi.
Huyết áp cao khi mang thai có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trường hợp huyết áp cao xảy ra do tiền sản giật, các triệu chứng phổ biến bao gồm:
AHA xác định trong 24 tuần đầu tiên của thai kỳ khoảng thời gian dễ xuất hiện tình trạng huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng như:
Đối với hầu hết người lớn, huyết áp khỏe mạnh thường dưới 120/80 mm Hg. Huyết áp thấp xảy ra khi huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mm Hg. Một số người có huyết áp thấp tự nhiên, nhưng việc giảm huyết áp đột ngột có thể gây ra các triệu chứng như trên.
Phụ nữ mang thai có bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe của bản thân hoặc thai nhi nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đối với những người bị huyết áp cao hoặc có nguy cơ bị huyết áp cao muốn theo dõi huyết áp tại nhà, bác sĩ có thể có thể khuyến cáo các biện pháp nhằm kiểm soát huyết áp phù hợp theo từng đối tượng và thời gian mang thai.
Tuy nhiên, nếu các biện pháp trên không thể kiểm soát tình trạng huyết áp quá cao hoặc quá thấp, nên khám lại bác sĩ để có những chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bất kỳ thai phụ nào gặp phải các dấu hiệu hoặc triệu chứng của tiền sản giật cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.
Có một số cách để thai phụ kiểm soát huyết áp an toàn. Theo March of Dimes có thể thực hiện các biện pháp sau:
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao. Có thể thực hiện các biện pháp để giữ huyết áp ở mức bình thường trước và trong khi mang thai. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo thực hiện các biện pháp sau đây để ngăn ngừa huyết áp cao:
Phụ nữ mang thai có dấu hiệu huyết áp thấp nên nói chuyện với bác sĩ về cách kiểm soát. Các lựa chọn điều trị chung cho người bị huyết áp thấp bao gồm:
Phụ nữ mang thai nên duy trì huyết áp bình thường trong suốt thai kỳ. Phụ nữ bị huyết áp cao, đa thai hoặc có các yếu tố nguy cơ khác có thể bị huyết áp cao trong thai kỳ sau này.
Huyết áp cao khi mang thai có liên quan mật thiết với các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng như tiền sản giật và các rối loạn tăng huyết áp khác. Nếu huyết áp tăng quá cao hoặc quá thấp, nên nói chuyện bác sĩ để xác định liệu trình điều trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Tiền sản giật tăng nguy cơ bệnh lý tim
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh