Thể dục, thể thao quá độ
Khi mang thai bạn vẫn có thể tập thể dục miễn là những bài tập này hoàn toàn phù hợp bởi vì nó sẽ khiến việc mang thai trở nên nhẹ nhàng và quá trình sinh nở của bạn cũng dễ dàng hơn.
Nhưng nếu bạn tập thể dục quá nhiều, nó có thể làm việc mang thai khó khăn hơn và luyện tập quá mức dù chỉ một lần cũng có thể nguy hiểm cho thai nhi. Nếu bạn không tập thể dục trước đó thì bắt đầu tập trước khi có thai bằng cách đi bộ mỗi ngày. Nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch tập thể dục tốt nhất cho bạn thời điểm này.
Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi – Thói quen xấu khi mang thai
Cả hai loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa đều có thể ảnh hưởng đến em bé. Vì thế, bạn buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc thuốc không cần toa nào nhé!
Nếu bạn cần phải uống thuốc trong lúc mang thai vì các vấn đề sức khỏe (như bệnh suyễn, động kinh, các vấn đề tuyến giáp hoặc đau nửa đầu) nói chuyện với bác sĩ về cách chữa trị của bạn và giảm bất kỳ rủi ro nào có thể tác động tới em bé trong quá trình mang thai.
Dùng mỹ phẩm không phù hợp
Mặc dù chưa có bất kì kết luận nào về tác hại của việc làm đẹp trong thời kì mang bầu đối với sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi nhưng các mẹ bầu tốt nhất nên chú ý hạn chế việc sử dụng các loại mỹ phẩm trong thời gian này.
– Không nên nhuộm tóc hoặc sử dụng các loại thuốc làm tóc khác nhau trong khi mang bầu. Theo nghiên cứu, thuốc nhuộm tóc chứa Coaltar và một số chất hóa học rất độc khác có thể gây hỏng thai.
– Hạn chế sơn móng tay vì trong sơn móng tay đều chứa dibytyl phathalate, một nguyên nhân gây tổn thương cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh, đặc biệt là bé trai.
– Lựa chọn son môi lành tính, không chứa chì, bởi nếu ăn phải chì sẽ gây độc hại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Thói quen xấu khi mang thai: Ăn cay
Ăn cay quá nhiều rất có hại cho cơ thể. Nếu ăn cay trong thời kỳ mang thai, sẽ làm cho chứng ốm nghén, nôn ói trở lên trầm trọng hơn, gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi.
Nguyên nhân là do đồ cay chứa nhiều chất gây tê, làm tê liệt thần kinh thai nhi, khiến chúng không thể phát triển bình thường, thậm chí gây dị tật ở hệ thần kinh.
Uống trà, cà phê
Không chỉ rượu bia gây hại mà trong trà và cà phê cũng có chứa chất caffein tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy để tránh trường hợp xấu, trong thời gian mang thai, chị em bầu nên hạn chế tối đa những loại đồ uống này. Không nên uống cà phê, rượu bia khi mang thai.
Ăn uống đồ lạnh thường xuyên
Nếu bà bầu ăn đồ lạnh thường xuyên, các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung sẽ bị co thắt lại, dẫn đến gây trở ngại cho tuần hoàn máu ở thai nhi, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ sau này. Ngoài ra, sau khi ăn uống đồ lạnh sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu do sự chênh lệch đột ngột về nhiệt độ, khiến dạ dày khó chịu.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ nên hạn chế tuyệt đối việc ăn đồ quá lạnh thường xuyên như uống nước lạnh, ăn kem, sữa chua đóng đá, hoa quả để tủ lạnh…
Ăn quá nhiều đu đủ xanh, dứa, mướp đắng
Việc ăn nhiều đu đủ xanh, dứa, mướp đắng khi mang thai sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai cho bà bầu.
Nguyên nhân là do trong đu đủ (đặc biệt là đu đủ xanh), dứa, mướp đắng có chứa nhiều chất kích thích nội tiết tố nữ, dễ làm thay đổi hooc-môn cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế tối đa việc ăn những loại thực phẩm này.
Mẹ bầu thức khuya gây bất lợi cho thai nhi
Thức khuya rất có hại cho cơ thể con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Mẹ bầu thức khuya hoặc thiếu ngủ nhiều sẽ tác động xấu trực tiếp đến tâm sinh lý của cả mẹ và con, không có lợi cho sự phát triển sau này của trẻ.
Khi ở những tháng cuối thai kỳ, áp lực của bào thai đè nặng lên tĩnh mạch phần thân dưới, gây hiện tượng phù nề. Vì vậy, thời điểm này mẹ bầu thức khuya là tuyệt đối tránh. Mẹ nên dành thời gian đi ngủ hoặc nằm duỗi thẳng chân tay sẽ giúp giải tỏa áp lực, giảm bớt tình trạng phù nề.
Nghiện rượu, thuốc lá – Thói quen xấu khi mang thai
Rượu và thuốc lá được liệt kê vào danh sách “cấm kỵ” đối với mẹ bầu. Bởi lẽ, sử dụng nhiều rượu trong thời gian mang thai có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, em bé sau khi sinh ra sẽ bị chậm phát triển thần kinh, khó tập trung, chậm phát triển vận động, tăng hoạt động và những rối loạn giấc ngủ.
Đối với những thai phụ hút thuốc lá hoặc ngửi quá nhiều khói thuốc còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh. Những tác hại nguy hiểm này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ suốt cuộc đời.
Vì vậy, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh rượu và thuốc lá.
Thói quen xấu khi mang thai: Căng thẳng
Việc thay đổi hormone khi mang thai dễ khiến tâm lý của các mẹ mất ổn định, bên cạnh đó còn có rất nhiều nguyên nhân khác.
Khi bị căng thẳng quá độ rất có thể gây nên trứng trầm cảm và trầm trọng hơn là dẫn đến việc sinh non. Vậy nên mẹ bầu hãy cố gắng loại bỏ hết những căng thẳng và tạo một môi trường sống thoải mái nhất nhé.
Tắm nước quá nóng
Khi tắm nước quá nóng sẽ dẫn đến thân nhiệt bà bầu quá cao, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Khi tắm nước quá nóng cũng sẽ khiến làn da mẹ bị bong tróc, khô và nứt nẻ hơn, đặc biệt là vào thời tiết hanh khô của mùa thu đông này. Mẹ bầu nên giữ cho thân nhiệt ổn định nằm trong tầm kiểm soát nhé.
Nghiện đồ ăn nhanh – Thói quen xấu khi mang thai
Đồ ăn nhanh không thực sự tốt cho sức khoẻ của mẹ bầu. Đồ ăn nhanh là những thực phẩm có mức dinh dưỡng thấp, có nhiều chất “không tốt” như đường, mỡ, và muối gây hại cho cơ thể.
Chính vì vậy, các bà bầu nên hạn chế dung nạp những đồ ăn này vào cơ thể và thay vào đó bằng những thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất để tốt cho sức khỏe con yêu.
Đi giày cao gót
Một số rủi ro dễ dàng nhận thấy khi đi giày cao gót lúc mang bầu là dễ gây té ngã, làm bàn chân dễ sưng phù và là tác nhân chính gây đau hông, nguy hiểm hơn là có thể gây động thai, thậm chí là sảy thai.
Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro đáng tiếc nhất, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc đi giày cao gót. Thay vào đó, bà bầu nên chọn những đôi giày cao 2-3 phân là phù hợp nhất.
Sử dụng smartphone quá nhiều – Thói quen xấu khi mang thai
Smartphone là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng nhiều, bởi sóng điện từ có thể gây hại cho thai nhi. Hạn chế sử dụng, khi đi ngủ để điện thoại cách xa giường và chỉ sử dụng khi cần thiết là những khuyến cáo đối với bà bầu.
Tư thế nằm không đúng
Nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì khi mang bầu, bạn nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon và an toàn cho thai kỳ.
Đến 3 tháng giữa, tư thế nằm nghiêng là phù hợp nhất vì lúc này mẹ bầu có nước ối quá nhiều. Khi nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai so với khi nằm các tư thế khác. Các mẹ có thể kê chân lên gối nếu cảm thấy phần chân nặng nề.
Trong 3 tháng cuối, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy thai phụ nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Trong trường hợp hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, tư thế ngủ nằm nghiêng trái và kê cao chân một chút sẽ hỗ trợ cho máu lưu thông, làm chân bớt phù nề.
Xách đồ nặng
Khi xách đồ nặng ít nhất 5-6 kg và đi bộ có thể khiến phụ nữ mang thai bị vỡ ối sớm, gây ra các cơn co thắt tử cung và một số biến chứng khác, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Cúi gập người lấy đồ
Khi cúi gập người lấy đồ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và gây áp lực lên bụng của bà bầu. Tư thế khi cần lấy đồ ở trên sàn nhà là ngồi từ từ, khụy gối, không được cúi lưng./.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh