Phụ nữ ở Hoa Kỳ đang sinh ít con hơn, ngoại trừ một nhóm là những người ở độ tuổi cuối 30 và đầu 40. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, phụ nữ có nhiều khả năng có con hơn so với một thập kỷ trước, nhưng nhiều người muốn sinh con muộn hơn. Do đó, độ tuổi trung bình mà một phụ nữ có con đầu lòng tăng từ 23 tuổi 1994 đến 26 năm 2018.
Sự thay đổi này có thể một phần là do nhiều phụ nữ kết hôn muộn, theo đuổi sự nghiệp cao hơn và tham gia một cách mạnh mẽ hơn vào lực lượng lao động.
Đàn ông cũng có con muộn hơn. Tuổi trung bình của một người làm cha lần đầu tiên đã tăng từ 27,4 năm 1972 lên 30,9 vào năm 2015.
Trong khi tỷ lệ sinh đang tăng lên ở các bậc cha mẹ lớn tuổi kéo theo vấn đề vô sinh - một vấn đề thường gặp phải. Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu giảm dần từ tuổi 32 và sau đó giảm nhanh hơn ở tuổi 37.
Khả năng sinh sản của nam giới cũng giảm theo tuổi tác, nhưng sự sụt giảm dần dần. Hầu hết nam giới vẫn có khả năng sinh sản ở độ tuổi 60 và thậm chí 70 mặc dù tỷ lệ sinh bất thường tăng lên khi bạn tình già đi.
Không có lợi ích sức khỏe trực tiếp nào khi sinh con sau 40. Tuy nhiên, việc trì hoãn mang thai có thể có một số kết quả có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc của người phụ nữ.
Một phân tích năm 2015 cho thấy rằng sự hỗ trợ từ người chồng, giảm căng thẳng và mối quan hệ khăng khít có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Việc có một thu nhập tốt có thể có khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao hơn. Những người được không phải lo lắng quá nhiều về kinh tế có thể được nghỉ ngơi lâu hơn, đồng thời có thời gian dài hơn để gắn kết với con và chữa lành vết thương sau khi sinh.
Sự ổn định hơn trong công việc, chất lượng cuộc sống hoặc hôn nhân cũng có thể thúc đẩy sức khỏe tốt hơn. Người ít lo lắng về tiền bạc có thể gặp ít căng thẳng hơn sau khi sinh.
Tuổi làm tăng nguy cơ vô sinh vì chất lượng trứng suy giảm. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến vô sinh cũng tăng bao gồm:
Ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, nguy cơ biến chứng thai kỳ như huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ tăng lên.
Tỷ lệ sinh bất thường hoặc mắc một số hội chứng di truyền ở trẻ cũng tăng. Ở tuổi 40 của mẹ, khả năng sinh con mắc hội chứng Down là khoảng 1/100, và đến 45 tăng lên 1/30.
Trong lịch sử, nghiên cứu về các biến chứng thai kỳ và khả năng sinh sản liên quan đến tuổi thường chỉ tập trung vào phụ nữ. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy vô sinh tăng theo tuổi đối với cả nam và nữ. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy:
Đối với phụ nữ khỏe mạnh trên 40 tuổi, tuổi cao không nhất thiết là có sự thay đổi về cảm giác hoặc sự phát triển của thai kỳ.
Hầu hết phụ nữ xuất hiện các triệu chứng trong ba tháng đầu tiên, bao gồm cả ốm nghén. Không có bằng chứng nào cho thấy các triệu chứng này tồi tệ hơn hoặc khác nhau ở phụ nữ trên 40 tuổi.
Tuy nhiên, trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên có thể có nhiều nguy cơ hơn vì những lý do khác. Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn, đặc biệt là đối với những phụ nữ trước đây đã bị sảy thai.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy nguy cơ sảy thai là 53% ở phụ nữ trên 45 tuổi, so với chỉ 10% ở phụ nữ ở độ tuổi 25-29.
Trong quá trình mang thai, phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan đến thai kỳ như:
Vì lý do này, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể đề nghị theo dõi y tế đặc biệt hơn như thực hiện các xét nghiệm bổ sung trước khi sinh hoặc tăng số lần khám thai định kỳ.
Ngoài ra cũng có thể thực hiện các xét nghiệm di truyền để đánh giá khả năng sinh con có bất thường. Mặc dù có những rủi ro gia tăng, phụ nữ trên 40 tuổi có thể mang thai khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy không có nguy cơ biến chứng thai kỳ nào ở phụ nữ khỏe mạnh từ 40 tuổi trở lên với chất lượng chăm sóc trước khi sinh.
Thực tế, mang thai trên 40 tuổi không nhất thiết ảnh hưởng đến việc sinh nở. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả mang thai và sinh trên 40 không khác biệt đáng kể so với phụ nữ trẻ hơn, miễn là phụ nữ trên 40 tuổi:
Điều này có nghĩa là đối với phụ nữ khỏe mạnh thụ thai sau 40 tuổi có thể không nguy hiểm hơn so với các phụ nữ trẻ tuổi hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh mổ thường cao hơn ở phụ nữ trên 40 tuổi.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tỷ lệ biến chứng ở phụ nữ trên 40 tuổi cao hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2017 tại Berlin đã so sánh kết quả của phụ nữ sinh trên 45 tuổi so với phụ nữ 29 tuổi cho thấy:
Sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện thêm các biến chứng thêm, đặc biệt là đối với phụ nữ lớn tuổi. Một nghiên cứu năm 2019 liên kết việc sinh mổ với nguy cơ biến chứng nặng hơn chẳng hạn như đột quỵ, thuyên tắc mạch và xuất huyết.
Trong khi sinh mổ có thể là phương án cứu cánh, phụ nữ lớn tuổi mang thai nên thảo luận về các nguy cơ tiềm ẩn với bác sĩ. Tránh việc tự ý lựa chọn sinh mổ để giảm các biến chứng khi sinh.
Quá trình thụ thai sau 40 tuổi không khác nhau đối với nhiều người. Đối với các cặp vợ chồng dị tính để thụ thai cần phải giao hợp trong khoảng thời gian “vàng” của người phụ nữ tức là những ngày trước và trong thời gian rụng trứng.
Sử dụng phương pháp dự đoán thời gian rụng trứng có thể giúp xác định và tăng khả năng thụ thai. Theo dõi nhiệt độ cơ thể có thể giúp kiểm tra xem có rụng trứng hay không. Điều này rất quan trọng đối với những phụ nữ lớn tuổi do một số người ngừng rụng trứng hoặc không rụng trứng thường xuyên.
Để theo dõi nhiệt độ cơ thể, có thể đo nhiệt độ vào cùng một thời điểm mỗi sáng ngay khi thức dậy. Cần thực hiệnđiều này ngay lập tức vào buổi sáng, sau ít nhất 3-4 giờ ngủ và sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để đo.
Sau khi rụng trứng, nhiệt độ trung bình cơ thể tăng lên 0,25-0,5 ° C và duy trì ở mức cao cho đến khi xuất hiện kinh nguyệt. Sau thời gian này, nhiệt độ sẽ trở về mức bình thường.
Đo nhiệt độ cơ thể không phải lúc nào cũng là một biện pháp rụng trứng chính xác. Một số yếu tố, chẳng hạn như căng thẳng hay sử dụng nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến các phép đo.
Phụ nữ độc thân hoặc có quan hệ đồng giới có thể chọn phương pháp điều trị sinh sản như Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) hoặc Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Những phương pháp điều trị này cũng là một lựa chọn nếu một trong hai người mắc chứng vô sinh.
Nếu một trong người có bất kì các tình trạng bệnh lý nào từ trước chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), nên gặp bác sĩ để xét nghiệm trước khi mang thai.
Nếu nghi ngờ bản thân gặp các vấn đề về rụng trứng, nên gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Hầu hết các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ trên 35 tuổi nên đi gặp bác sĩ sau 6 tháng nỗ lực sinh con mà không có kết quả. Đối với những phụ nữ ở độ tuổi 40, việc tìm kiếm phương pháp điều trị sinh sản càng sớm càng tốt có thể giúp tăng khả năng mang thai thành công.
Nhiều người trên 40 tuổi có thể mang thai khỏe mạnh, an toàn. Với chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp và lối sống lành mạnh, cuộc sinh nở vẫn có thể có kết quả “mẹ tròn con vuông”.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh