✴️ Bệnh viêm mũi họng cấp: Triệu chứng và cách phòng ngừa

1. Khái quát bệnh viêm mũi họng cấp

1.1. Bệnh viêm mũi họng cấp là gì?

Viêm mũi họng cấp tính là tình trạng nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở đường hô hấp trên. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không giới hạn độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, bệnh thường bùng lên vào các thời điểm chuyển mùa, khi hệ miễn dịch của cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi thời tiết đột ngột.

Viêm mũi họng cấp tính là tình trạng nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở đường hô hấp trên.

Viêm mũi họng cấp tính là tình trạng nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở đường hô hấp trên.

1.2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh

Người mắc viêm mũi họng cấp thường có những triệu chứng như:

– Sốt từ 38 – 40 độ C, kèm theo các triệu chứng như ớn lạnh, đau đầu, đau mỏi khắp cơ thể;

– Sổ mũi, chảy nước mũi, sụt sịt, đau họng, khó nuốt, mất giọng…

– Niêm mạc họng tấy đỏ, xuất tiết, amidan sưng to, sung huyết, xuất hiện mủ trắng, một số trường hợp sưng hạch góc hàm, đau nhẹ khi ấn vào;

1.3. Bệnh viêm mũi họng cấp để lại những biến chứng nào?

Thông thường, các triệu chứng của viêm mũi họng cấp chỉ diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày nếu được chăm sóc tốt và người bệnh có đề kháng tốt. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng kém (trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi) thì bệnh có diễn biến phức tạp hơn, nguy cơ chuyển biến nặng. Đồng thời, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị tích cực.

Cụ thể, những biến chứng của bệnh:

– Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan, áp xe amidan, áp xe thành bên họng, thành sau, viêm mũi xoang cấp… nghiêm trọng hơn là viêm họng mạn tính hoặc viêm tấy hoại tử cổ họng;

– Biến chứng khu lân cận: Viêm tai cấp, viêm xoang cấp, viêm thanh khí quản, viêm phế quản, viêm phổi…

– Biến chứng xa: Viêm màng tim, viêm khớp, viêm cầu thận, nhiễm độc liên cầu… thậm chí là nhiễm trùng máu.

Biến chứng của bệnh viêm cấp tính mũi họng thường là: Viêm amidan, áp xe amidan, áp xe thành bên họng, thành sau, viêm mũi xoang cấp… nghiêm trọng hơn là viêm họng mãn tính hoặc viêm tấy hoại tử cổ họng...

Biến chứng của bệnh viêm cấp tính mũi họng thường là: Viêm amidan, áp xe amidan, áp xe thành bên họng, thành sau, viêm mũi xoang cấp… nghiêm trọng hơn là viêm họng mạn tính hoặc viêm tấy hoại tử cổ họng…

 

2. Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mũi họng bị viêm cấp tính nhưng một số nguyên nhân chính phải kể đến bao gồm:

– Thời tiết: Mỗi khi giao mùa, đặc biệt khi trở lạnh, thời tiết đột ngột thay đổi khiến đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tạo điều kiện để các loại vi sinh vật tấn công và phát triển.

– Các loại virus: Nguyên nhân này chiếm từ 60% đến 80% các trường hợp bị viêm mũi họng. Một số loại virus điển hình:

+ Adenovirus;

+ Virus cúm, sởi;

+ Virus para – influenzae;

+ Virus Coxsackie (nhóm A, B);

+ Herpangina;

+ Virus Herpes;

+ Virus Zona;

+ Epstein Barr Virus (E.B.V);

– Các loại vi khuẩn: Nguyên nhân này chiếm 20% – 35% tổng số ca bệnh. Các loại vi khuẩn thường gặp là:

+ Liên cầu bêta tan huyết (nhóm A, B, C, G). Đây được coi là thủ phạm gây ra hàng loạt các loại biến chứng viêm họng đến viêm khớp cấp và viêm cầu thận cấp.

+ Haemophilus influenzae.

+ Tụ cầu vàng.

+ Moraxella catarrhalis.

+ Các vi khuẩn kị khí.

– Ngoài ra, có khoảng 5% người bị viêm mũi họng là biến chứng của các bệnh liên quan đến máu như: bạch cầu cấp, mất bạch cầu hạt, viêm họng bạch cầu…

Adenovirus là loại virus điển hình gây nhiễm trùng mũi họng cấp tính.

Adenovirus là loại virus điển hình gây nhiễm trùng mũi họng cấp tính.

 

3. Viêm mũi họng cấp điều trị như thế nào?

Để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cho bệnh viêm mũi và họng cấp tính, bác sĩ cần dựa vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

– Do bệnh mới ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xảy ra đột ngột và mạnh mẽ, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bao gồm: Thuốc kháng sinh, kháng virus, hạ sốt, giảm đau, giảm viêm.

– Các loại thuốc được chỉ định sẽ được bác sĩ cân đối, điều chỉnh để phù hợp với thể trạng và độ tuổi bệnh nhân. Quan trọng hơn cả, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng để tránh những tác dụng phụ hoặc hoặc biến chứng không mong muốn.

– Ngoài việc điều trị bằng thuốc, việc dành thời gian để nghỉ ngơi, thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất, dễ tiêu, giàu năng lượng… cũng rất quan trọng. Người bệnh nên uống nhiều nước, ăn các món mềm, lỏng như cháo, súp, canh… và ăn thật nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, tăng cường đề kháng.

– Luôn rửa tay, giữ gìn vệ sinh không gian sống và các vật dụng cá nhân… sẽ giúp người bệnh mau hồi phục.

Do bệnh mới ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xảy ra đột ngột và mạnh mẽ, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bao gồm: Thuốc kháng sinh, kháng virus, hạ sốt, giảm đau, giảm viêm. 

Do bệnh mới ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xảy ra đột ngột và mạnh mẽ, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bao gồm: Thuốc kháng sinh, kháng virus, hạ sốt, giảm đau, giảm viêm.

 

4. Các cách phòng tránh bệnh viêm mũi họng cấp

Viêm cấp tính mũi họng là bệnh rất dễ mắc, đồng thời cũng gây ra nhiều biến chứng không mong muốn nên việc phòng tránh bệnh từ sớm là điều mỗi chúng ta nên làm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Hãy bắt đầu phòng bệnh từ những thói quen đơn giản nhất:

– Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng;

– Bổ sung vitamin C hằng ngày, thông qua các loại thực phẩm như: Trái cây có múi (cam, chanh, bưởi), ổi, rau súp lơ, ớt chuông…;

– Giữ vệ sinh không gian sống, dọn dẹp những nơi ẩm thấp, ngăn không cho vi trùng có cơ hội sinh sôi và phát triển;

– Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ mũi và họng khỏi khói bụi, những nơi ô nhiễm…;

– Rửa tay sạch sẽ sau khi ho, hắt xì, đi vệ sinh và tiếp xúc với các bề mặt công cộng;

– Bỏ thuốc lá, rượu, bia và các chất kích thích;

– Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng mũi, họng khi trời trở lạnh;

– Ngay khi có triệu chứng các bệnh tai, mũi, họng (viêm amidan cấp, viêm xoang cấp, viêm tai cấp…) cần điều trị dứt điểm;

Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ mũi và họng khỏi khói bụi, những nơi ô nhiễm…

Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ mũi và họng khỏi khói bụi, những nơi ô nhiễm…

 

5. Kết luận

Có thể nói, bệnh viêm mũi họng cấp là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh coi thường bệnh, để bệnh dai dẳng, bệnh không chỉ trở thành mạn tính, khó điều trị dứt điểm mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và sinh hoạt.

Trên đây là những thông tin về bệnh, cũng như những gợi ý giúp mọi người tham khảo để phòng ngừa bệnh. Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết và chính xác về tình trạng bệnh, cũng như phác đồ điều trị phù hợp nhé!

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top