Theo thống kê của Bộ Y tế, tỉ lệ bệnh viêm tai giữa ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là đối tượng người lớn. Viêm tai giữa thường biểu hiện bởi tình trạng nhiễm trùng diễn biến nhanh và kèm với triệu chứng sưng và đỏ trong tai. Sốt, đau tai, và nghe kém do xuất hiện chất dịch lỏng trong tai giữa. Trong đó, có 90 %, người bệnh có dấu hiệu đau tai, chảy nước tai, giảm sức nghe ở tai.
Ngoài ra, bệnh nhân còn rất dễ gặp phải một số biến chứng khác như ù tai, chóng mặt, sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ,… Nếu không được điều trị bệnh kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm.
Do thói quen vệ sinh tai quá thường xuyên và không đúng cách: Nhiều trường hợp người lớn bị viêm tai giữa vì luôn cảm thấy ngứa ngáy trong tai, thường xuyên ngoáy tai bằng đủ mọi thứ kể cả những vật cứng dễ làm tổn thương tai, gây viêm ống tai ngoài rồi lan vào tai giữa.
Do để nước bẩn, hóa chất ngấm vào tai: Một số bị viêm tai giữa do vô tình để nước bẩn hoặc hóa chất xâm nhập vào tai trong quá trình gội đầu, làm tóc, nhuộm tóc…
Do thường xuyên bị các bệnh về xoang mũi, viêm họng phải xì khạc nhiều dễ dẫn đến tắc vòi nhĩ gây viêm tai giữa.
Do bị viêm nhiễm tai giữa từ bé chưa được chữa khỏi, người bệnh có thể bị viêm tai giữa vài chục năm (những trường hợp này dễ dẫn đến viêm xương chũm).
Khi bị viêm tai giữa, người bệnh thường có triệu chứng cụ thể như:
Chảy dịch, mủ ra ngoài: Nếu là viêm cấp tính thì thường là mủ trắng đục, hơi xanh đặc; nếu qua vài tuần thì dịch chuyển sang dạng vàng loãng; nếu người bệnh bị lâu năm và có biến chứng xương chũm thì chảy dịch trắng, vàng có mùi hôi thối.
Đau nhức tai: Viêm tai giữa ở người lớn gây đau nhức tai nhiều ở giai đoạn cấp tính, hoặc vào những đợt cấp của viêm mạn tính, nhiều trường hợp đau nặng lan sang cả vùng đầu quanh tai.
Ù tai, cảm giác có âm thanh trong tai: Viêm tai giữa ở người lớn dịch mủ tích tụ bên trong, màng nhĩ thủng nên người bệnh có thể cảm thấy ù tai, có tiếng “lục bục” trong tai rất khó chịu.
Muốn biết phương pháp điều trị viêm tai giữa ở người lớn như thế nào, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị dựa trên tình trạng tiến triển của bệnh và những biểu hiện thực thể của từng bệnh nhân. Thông thường việc điều trị viêm amidan cấp thường được áp dụng phương pháp nội khoa, tuyệt đối không sử dụng biện pháp phẫu thuật trong đợt viêm cấp.
Phương pháp điều trị nội khoa được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm tai giữa ở mức độ nhẹ. Trong đó, kháng sinh uống là loại thuốc được bác sĩ lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Thông thường, thời gian điều trị bệnh viêm tai giữa ở người lớn tối thiểu là tám ngày. Đối với viêm tai giữa ở người lớn trong giai đoạn cấp tính thì có thể được điều trị bằng Tây y các loại thuốc uống kháng sinh toàn thân, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề, giảm đau, có thể kết hợp với thuốc nhỏ tai có tính chất kháng sinh hoặc cả kháng viêm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh