✴️ Cách chữa bệnh viêm họng cấp đơn giản mà hiệu quả

Viêm họng cấp là gì?

Bệnh viêm họng là tình trạng bị viêm ở cổ họng và hầu do vi khuẩn hoặc do virus gây nên, khiến cổ họng đau rát, khó chịu. Viêm họng cấp có thời gian bộc phát nhanh trong một khoảng thời gian ngắn trong năm, thường xuất hiện trong khoảng thời gian chuyển mùa khi thời tiết thay đổi thất thường.

Viêm họng cấp thể hiện dưới 3 dạng: Viêm họng đỏ, viêm họng có giả mạc và viêm họng loét.

Viêm họng đỏ

Viêm họng đỏ là hiện tượng sung huyết toàn bộ niêm mạc họng, có mủ và bựa trắng do virut gây nên, thường là biểu hiện sớm của các bệnh do virus lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp. Bệnh hay gặp và thường sau đợt cảm cúm với biểu hiện nhưu sốt, nuốt đau, hạch cổ sưng.

Viêm họng cấp khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu

Viêm họng có giả mạc

Viêm họng có giả mạc bao gồm viêm họng bạch hầu, viêm họng Vincent, viêm hong trong bệnh bạch cầu cấp, viêm họng do bạch cầu đơn nhân, viêm họng trong SIDA.

Những loại viêm họng giả mạc đặc trưng là có giả mạc ở họng. Bệnh nhân đau họng dữ dội, sưng hạch và sốt.

  • Viêm họng bạch hầu: giả mạc trắng, xám tro, dính, đặc biệt thường lan ra vùng trụ amidan, lên màn hầu và xuống thanh quản.

  • Viêm họng Vincent: giả mạc trắng xám, dính, có loét hoại tử, đặc biệt giả mạc thường khu trú ở một bên amiđan khẩu cái.

  • Viêm họng trong bệnh bạch cầu đa sinh cấp: giả mạc kèm loét và có khuynh hướng xuất huyết.

  • Viêm họng trong bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: loét hoại tử, có mủ, hôi và có khuynh hướng xuất huyết.

  • Viêm họng do SIDA: Đặc điểm là nhiễm trùng cấp kéo dài trên 8 tuần, giả mạc trắng nhạt chỉ ở amiđan khẩu cái, thành sau họng viêm nhẹ. 

Viêm họng loét

Đây là hiện tượng viêm họng kèm theo sự mất chất ở niêm mạc họng.

Các thể viêm loét thượng bì:

  • Viêm họng do Herpes: nổi những nốt như sởi rồi thành bóng nước, vỡ ra tạo loét. Loét đáy vàng hoặc trắng ngà và có viền đỏ xung quanh.\Viêm họng do Aphte: bóng nước đơn độc.

  • Viêm họng Zona: đặc biệt các bóng nước nằm ở một bên vùng phân phối thần kinh hàm trên, màn hầu và các trụ amiđan. 

  • Pemphigus: những bong bóng chứa thanh dịch hay có máu.

Viêm họng loét hoại tử:

  • Viêm họng cấp thể Moure: loét hoại tử cực trên amiđan, bệnh khoảng 10 ngày rồi tự lành.

  • Viêm họng hoại thư thứ phát: thường trên cơ địa tiểu đường, sức đề kháng kém.

  • Bệnh Schultze: Đặc biệt hội chứng nhiễm trùng trầm trọng, loét họng và amiđan hoại thư, có mùi hôi. Luôn luôn có hạch sưng.

Lưu ý khi bị viêm họng cấp

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bệnh sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Việc dùng thuộc điều trị cần tuân theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện mua và dùng thuốc theo ý của bạn thân, làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí là dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên trong thời gian bị bệnh, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng bệnh bằng cách sử dụng những thực phẩm có lợi cho bệnh và tránh những yếu tố làm bệnh trở nên nặng hơn.

Những điều nên làm:

+ Nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ, ngực và gan bàn chân

+ Uống nhiều nước và ăn đồ ăn mềm hoặc ở dạng lỏng vì chúng có tác dụng làm giảm kích thích niêm mạc, giúp giảm ho và đau họng.

+ Sử dụng nhiều mật ong và gừng. Mật ong và gừng cũng đều rất tốt cho bệnh nhân bị viêm họng nên bạn nên ăn đồ ăn, thức uống có chứa gừng và uống mật ong nhiều hơn trong thời gian bị bệnh.

+Tắm nước ấm trong phòng kín và tắm xong phải lau người thật khô trước khi mặc quần áo.

viêm họng cấp

Khi bị viêm họng cấp bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng

Những điều cần tránh khi bị viêm họng cấp:

Trong thời gian bị viêm họng, nếu bạn không kiêng khem, chăm sóc sức khỏe hợp lý thì bệnh rất dễ nặng hơn và khó điều trị. Những điều bạn nên tránh trong thời gian bị viêm họng như:

  • Ăn đồ ăn cứng, giòn: như bánh quy, ngũ cốc khô, các loại hạt.

  • Ăn đồ ăn có nhiều gia vị như các món chiên, xào vì những thực phẩm này có thể gây kích ứng cổ họng, làm bệnh viêm họng trở nên nặng hơn.

  • Ăn những loại trái cây có hàm lượng axit cao như: cam, bưởi, chanh.

  • Thực phẩm có thể gây dị ứng cổ họng như: lạc (đậu phộng), đồ ăn cay, hoặc thức ăn quá nóng.

  • Rượu và cafein. Cả 2 chất này bạn cũng nên tránh vì chúng đều gây kích ứng khiến cổ họng đau hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào khu vưc họng và hầu.

Cách chữa viêm họng đơn giản mà hiệu quả

Có một số cách chữa viêm họng theo dân gian rất hiệu quả như sau:

viêm họng cấp

Khi bị viêm họng bạn nên súc miệng bằng nước muối để làm dịu cơn đau họng

–  Uống trà và mật ong: Hòa một thìa mật ong trong một chén trà và thêm nửa quả chanh. Dung dịch này sẽ làm bạn nhanh chóng hết đau rát ở cổ họng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái.

–  Vỏ xoài và nước lọc: lấy 125ml nước đun sôi để nguội pha với 10ml nước của vỏ quả xoài và dùng dung dịch này để súc miệng hàng ngày sẽ có tác dụng rất tốt cho bệnh viêm họng của bạn đấy.

–  Súc miệng bằng nước muối. Đây là cách đơn giản mà lại hiệu quả cho tất cả bệnh nhân bị viêm họng. Đều đều súc miệng bằng nước muối bạn sẽ thấy bệnh nhanh chóng khuyên giảm và đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.

Nếu bạn thấy dùng các cách trên mà vẫn không thấy đỡ hoặc bệnh tình có xu hướng nặng hơn thì bạn cần nhanh chóng đến phòng khám và bệnh viện để khám và điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top