Để tìm ra cách chữa mất tiếng nhanh nhất, trước hết cần xác định nguyên nhân gây mất tiếng. Mất tiếng là triệu chứng thường gặp nhất của viêm thanh quản – tình trạng dây thanh quản bị viêm và sưng. Hét to, nói nhiều, trào ngược dạ dày thực quản, polyp thanh quản, u thanh quản, dị vật, nang dây thanh… cũng có thể là nguyên nhân gây khàn giọng, mất tiếng.
Ngoài ra còn có nguyên nhân thứ phát như do suy giáp, nhược cơ, liệt hành tủy, các bệnh hệ thống khác: viêm khớp dạng thấp, gout, lupus đỏ hệ thống, chấn thương (ví dụ như đặt nội khí quản).
Người bệnh mắc phải chứng khó phát âm do co thắt, chứng tắt tiếng (hoàn toàn không có tiếng nói)… cũng có thể bị mất tiếng.
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu mất tiếng là do viêm thanh quản, người bệnh nên hạn chế sử dụng giọng nói, tránh nói thầm.
Nếu mất tiếng là do trào ngược dạ dày – thực quản, hãy chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sử dụng thuốc điều trị tình trạng này theo hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng tiết acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày…
Trong trường hợp, nguyên nhân thứ phát như mắc bệnh suy giáp, nhược cơ, liệt hành tủy… dẫn tới mất tiếng, cần tập trung vào điều trị các bệnh lý tiềm ẩn này trước.
Với chứng khó phát âm do co thắt, việc điều trị sẽ là tiêm botulinum toxin hoặc vào các cơ nhẫn – phễu sau, hoặc vào các cơ nhẫn – giáp.
Nếu mất tiếng do ảnh hưởng của các nốt sần, polyp ở dây thanh quản, phẫu thuật có thể được thực hiện. Những người bị liệt dây thanh âm cũng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau.
Bên cạnh việc điều trị, một số biện pháp đơn giản sau sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu:
Lưu ý trong trường hợp bị mất tiếng, khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để loại trừ bệnh ác tính.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh