✴️ Cách chữa viêm Amidan bằng phương pháp mới

Nội dung

1. Viêm Amidan là tình trạng như thế nào?

Viêm Amidan là tình trạng nhiễm trùng vùng Amidan ở cổ họng của bạn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do vi khuẩn xâm nhập ồ ạt vào khiến cho Amidan không thể phản ứng kịp và bị viêm nhiễm. Bệnh lý này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, nhưng thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể bị mắc phải.

Viêm Amidan gồm 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Và mỗi loại sẽ có một cách điều trị khác nhau

Viêm Amidan gồm 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Và mỗi loại sẽ có một cách điều trị khác nhau

 

2. Nguyên nhân gây viêm Amidan

Viêm Amidan thường do virus thông thường gây ra. Nhưng cũng có trường hợp nguyên nhân được tìm ra là vi khuẩn. Chủng vi khuẩn làm Amidan bị viêm có thể là liên cầu khuẩn nhóm A, vi khuẩn gây viêm họng hạt và một số loại vi khuẩn ít phổ biến khác.

Một số yếu tố rủi ro gây nguy cơ viêm Amidan bao gồm:

– Trẻ nhỏ: Đối tượng thường gặp nhất bị viêm Amidan là trẻ nhỏ, khoảng từ 5 đến 15 tuổi. Đây là giai đoạn hệ thống miễn dịch đang quá trình hoàn thiện nhưng hệ thống Amidan lại bị suy giảm. 2 yếu tố này khiến cho nguy cơ mắc viêm Amidan cao hơn.

– Thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều virus hay vi khuẩn: Sống trong môi trường không sạch sẽ, không vệ sinh cơ thể đúng cách, làm việc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh… là những tác nhân thuận lợi giúp cho virus hay vi khuẩn có được điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào cơ thể gây Amidan.

 

3. Triệu chứng thường gặp của viêm Amidan

3.1 Viêm Amidan cấp tính

– Amidan bị sưng tấy đỏ

– Có mảng phủ màu trắng hoặc vàng ở trên Amidan

– Viêm họng, ho khan

– Khó nuốt, nuốt vướng và khi nuốt bị đau cổ

– Sốt

– Khó nói, có cảm giác bị bóp nghẹt ở cổ họng

– Hôi miệng

– Tiểu tiện ít, màu sẫm

– Bị táo bón

– Nếu ở trẻ nhỏ, sẽ có hiện tượng chảy mũi, quấy khóc, khò khè

– Bệnh lan xuống thanh quản hoặc khí quản sẽ có hiện tượng ho có đờm, giọng nói khàn đặc

Sốt là một trong những triệu chứng của bệnh lý viêm Amidan

Sốt là một trong những triệu chứng của bệnh lý viêm Amidan

 

3.2 Viêm Amidan mạn tính

Ngoài việc có những biểu hiện của Amidan cấp tính, người bệnh bị viêm Amidan mạn tính còn có thêm những biểu hiện như:

– Quan sát được niêm mạc họng sưng đỏ, Amidan sưng to

– Có hạch ở phần góc hàm

– Lúc ngủ thở khò khè hoặc bị ngưng thở khi ngủ

– Trong những khe rãnh Amidan có nổi mủ, ổ áp xe xung quanh Amidan

 

4. Cách chữa viêm Amidan

4.1 Amidan cấp tính

Nếu trường hợp phát hiện ra thông qua các triệu chứng và đến thăm khám sớm thì người bệnh có thể điều trị bằng thuốc. Tại các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc giảm triệu chứng (tuỳ thuộc vào triệu chứng của từng bệnh nhân). Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị vì có thể điều trị sai cách, không đúng triệu chứng khiến bệnh bị được giải quyết tận gốc và có nguy cơ chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

 

4.2 Amidan mạn tính

Nếu viêm Amidan chuyển sang giai đoạn mạn tính, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra chỉ định có phẫu thuật hay không. Người bệnh sẽ phải mổ cắt Amidan trong các trường hợp như:

– Bị viêm Amidan và tái phát 5 – 6/năm, gây cảm giác khó chịu và có biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

– Kích thước của Amidan to (Amidan quá phát) khiến cho quá trình ăn uống cũng như chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Bên trong Amidan chứa nhiều hốc mủ, bã đậu gây nên tình trạng nuốt vướng và cơ thể có mùi hôi.

Phương pháp phẫu thuật Amidan mới được sử dụng hiện nay tại các cơ sở y tế uy tín chính là Plasma Plus. Cách chữa viêm Amidan này có nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là tiêu chuẩn “3 Không: Không gây chảy máu, không gây đau đớn và không gây biến chứng”. Công nghệ này là một bước tiến vượt bậc, hoàn toàn khác biệt với những phương pháp trước đây, giúp người bệnh thoát khỏi ám ảnh bị đau hay biến chứng vì cắt Amidan và các bệnh nhân hoàn toàn hài lòng sau khi được trải nghiệm Plasma Plus.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top