Hạt xơ dây thanh gây ảnh hưởng gì?
Không chỉ ảnh hưởng đến giọng nói giao tiếp hàng ngày mà hạt xơ dây thanh còn mang đến một số tác hại như:
Vỡ giọng
Trong thời gian mới phát bệnh, giọng nói của người bệnh đã bị ảnh hưởng bời hạt xơ dây thanh. Giọng sẽ bị vỡ gây khó khăn khi nói, phát âm thấp nhưng không có sự biến đổi. Tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến khàn tiếng.
Khàn giọng
Khi hạt xơ dây thanh phát triển tương đối to, giọng nói sẽ bị thay đổi rõ rệt, từ khàn giọng gián đoạn chuyển sang tính liên tục. Người bệnh khó có thể hát, nói to hay lên cao giọng. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, đặc biệt là những người thường phải dùng giọng nói như ca sĩ, diễn giả, người dẫn chương trình…
Mất giọng
Khi bệnh hạt xơ dây thanh phát triển tương đối nặng, tình trạng khàn giọng kéo dài có khả năng khiến người bệnh bị mất giọng nói. Bệnh nhân không thể nói chuyện, giao tiếp hay giao lưu với người khác. Công việc, học tập và cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Máu trong đờm, cổ mọc hạch
Bệnh hạt xơ dây thanh càng kéo dài thì tính chất nguy hiểm càng tăng cao. Ở một số trường hợp xuất hiện tình trạng máu dính trong đờm, cổ mọc hạch nhiều dần lên.
Sưng họng
Hạt xơ dây thanh càng phát triển to thì họng càng sưng to, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Khi người bệnh nuốt thức ăn sẽ thấy đau rõ rệt, nuốt vướng. Nếu trẻ nhỏ bị hạt xơ dây thanh sẻ dẫn đến biếng ăn, chán ăn, khiến trẻ bị suy nhược, suy dinh dưỡng, phát triển kém.
Hạt xơ dây thanh quản chữa như thế nào?
Để biết hạt xơ dây thanh quản chữa như thế nào hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp chữa trị đúng. Tùy từng đối tượng bệnh nhân, mức độ tiến triển bệnh, người bệnh có hạt xơ dây thanh quản có thể được chỉ định chữa trị bằng các biện pháp sau:
Dùng thuốc chữa hạt xơ dây thanh
Trong trường hợp mới mắc bệnh, kích thước hạt xơ còn nhỏ và triệu chứng bệnh nhẹ thì người bệnh được chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Các loại thuốc kháng viêm, giảm sưng phù nề,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần tạm ngưng nói để thanh quản được nghỉ ngơi. Sau đó, cần luyện giọng đúng cách để giúp lấy hơi, phát âm tốt hơn, giảm cường năng thanh quản, giảm lực va đập dây thanh khiến điểm tiếp xúc dây thanh mất đi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp giảm các triệu chứng mà không thể giải quyết tận gốc hạt xơ. Bệnh rất dễ tái phát sau này.
Phẫu thuật chữa hạt xơ dây thanh
Khi kích thước hạt xơ to, ảnh hưởng lớn đến việc phát âm và điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật được chỉ định. Chủ yếu là gây tê tại chỗ soi gián tiếp hoặc sử dụng laser để loại bỏ hạt xơ.
Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh thì chứng khản tiếng vẫn có thể tái phát nên bệnh nhân cần hạn chế nói trong một thời gian. Biện pháp này để thanh quản được phục hồi tốt hơn. Trường hợp phải thường xuyên nói nhiều, người bệnh nên sử dụng các thiết bị trợ âm nhằm khuếch đại tiếng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh