✴️ U nhú amidan: Tổng quan và biện pháp phòng ngừa

Nội dung

Nguyên nhân gây u nhú amidan

U nhú amidan được hình thành dựa trên những nguyên nhân sau đây:

  • U nhú amidan được hình thành khi bị viêm amidan mãn tính kéo dài
  • Người thường xuyên quan hệ bằng miệng với người vị nhiễm virus sùi mào gà (HPV) cũng sẽ thấy xuất hiện bệnh này nhiều hơn 
  • Những người không giữ vệ sinh răng miệng, vệ sinh răng miệng kém sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia, vệ sinh răng miệng kém…là nguyên nhân là cho vùng amidan bị viêm nhiễm và hình thành các u nhú
  • U nhú amidan được hình thành ở những người có lối sống không lành mạnh như thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích

Bệnh u nhú amidan thường là viêm amidan lành tính, không gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và xử lý đúng cách thì bệnh dễ dàng chuyển sang ung thư. Vì thế, nếu bị viêm amidan mãn tính, viêm amidan tái phát nhiều, xuất hiện u nhú amidan thì người bệnh cần đến khám tại các bệnh viện lớn để được điều trị và xem xét cắt amidan kịp thời

u-nhu-amidan

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh

U nhú amidan có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì u nhú amidan sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dựa vào các nguyên nhân hình thành u nhú amidan thì có thể có các biến chứng sau đây.

U nhú amidan do viêm amidan mãn tính 

  • Biến chứng tại chỗ: Khi viêm u nhú kéo dài, vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển và tạo thành các ổ amidan sưng tấy, đau nhức. Lâu dần, các ổ áp xe amidan sẽ được hình thành gây nên các cơn đau dữ dội ở tai, mũi, họng, hàm khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần
  • Biến chứng sang bộ phận khác: U nhú amidan sẽ dẫn đến tình trạng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang mũi, viêm thanh quản. Vì các cơ quan tai – mũi – họng rất gần nhau, vi khuẩn có thể di chuyển đến các bộ phận này gây nên các cơn đau, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu
  • Biến chứng toàn thân: U nhú amidan có thể dẫn đến viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim

Biến chứng của u nhú amidan do sùi mào gà

  • Gây nhiễm trùng, vướng, nốt sùi mào gà vỡ ra, gây lở loét và sang chấn ở vùng khoang miệng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống và nuốt nước bọt
  • Người bệnh sẽ cảm thấy tự tin, ngại giao tiếp với những người xung quanh
  • Bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh

Dấu hiệu nhận biết u nhú amidan

U nhú amidan hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có biểu hiện ra bên ngoài như sau:

  • Trong cổ sẽ xuất hiện các khối u nhú do bị nhiễm từ virus HPV khi quan hệ tình dục bằng miệng
  • Polyp amidan sẽ phát triển lớn, sưng to gây khó nuốt và khó thở khi nằm
  • U mỡ hình thành, gây cản trở việc giao tiếp và ăn uống của người bệnh
  • U hỗn hợp hình thành, tuy đây là loại u lành tính nhưng vẫn có khả năng biến chuyển thành ác tính. U hỗn hợp thường xuyên xuất hiện ở phía trên amidan, có hình dạng nang và nhẵn, không gây đau nhức hay lở loét

u-nhu-amidan

U nhú amidan sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh

Bệnh u nhú amidan có chữa được không?

Bệnh u nhú amidan hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ, và bệnh được can thiệp kịp thời, đúng cách. Vì thế, khi có những dấu hiệu của bệnh u nhu amidan, người bệnh cần đi khám tại khoa tai mũi họng của các bệnh viện lớn, để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng của bệnh. Nếu u nhú amidan có kích thước nhỏ và lành tính thì bệnh có thể chữa khỏi nếu điều trị bằng thuốc Tây. U nhú sẽ teo nhỏ dần và không bị viêm nhiễm nữa.

Khi u nhú amidan có kích thước lớn và trở thành ô viêm nhiễm chứa đầy vi khuẩn thì bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u, để tránh tình trạng bệnh phát triển nhanh, gây nguy hiểm và có biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm.

u-nhu-amidan

Phẫu thuật cắt amidan để điều trị bệnh

Đối tượng dễ mắc bệnh u nhú amidan

Bệnh u nhú amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích
  • Người trên 50 tuổi
  • Người bị nhiễm HIV, HPV
  • Người đã cấy ghép nội tạng

u-nhu-amidan

Những người thường xuyên uống rượu, bia sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Biện pháp phòng tránh bệnh

Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh u nhú amidan, bạn cần thực hiện những điều sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, các tia bức xạ
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia, các chất kích thích
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
  • Luyện tập thể thao thường xuyên
  • Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời

Xem thêm: Viêm Amidan giả mạc và những kiến thức cần biết

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top