✴️ Khi nào cần cắt amidan?tiến triển theo từng đợt

Với nhiều người vấn đề khi nào cần cắt amidan và sau khi cắt amidan là thông tin cần tìm hiểu. Viêm amidan tiến triển theo từng đợt, có thể tự khỏi nhưng cũng có thể dẫn tới biến chứng toàn thân hoặc tại chỗ nguy hiểm.

 

1. Phẫu thuật cắt bỏ amidan thường được chỉ định trong các trường hợp nào?

Viêm amidan mạn tính nhiều lần (thường 5 – 6 lần/năm)

Viêm họng tái phát liên tục trong 1 năm cho dù đã điều trị bằng thuốc kháng sinh

Áp xe amidan không cải thiện cho dù đã chọc hút

Hôi miệng hoặc miệng có mùi vị lạ do viêm amidan và không đáp ứng với thuốc kháng sinh

Đối với trẻ em, amidan có kích thước quá lớn gây tắc nghẽn đường thở trên gây khó nuốt, ngáy, ngưng thở khi ngủ…

Với nhiều người vấn đề khi nào cần cắt amidan và sau khi cắt amidan là thông tin cần tìm hiểu.

Với nhiều người vấn đề khi nào cần cắt amidan và sau khi cắt amidan là thông tin cần tìm hiểu

 

2. Lưu ý không cắt amidan khi ở các trường hợp nào?

Amidan đang viêm cấp hoặc gây biến chứng tại chỗ.

Bệnh nhân đang mắc bệnh toàn thân.

Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính chưa điều trị.

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt.

Bệnh nhân đang ở trong vùng dịch.

Tương tự như bất cứ loại phẫu thuật nào, phẫu thuật cắt amidan cũng có những biến chứng nhất định mặc dù nguy cơ gặp phải là rất thấp:

Chảy máu sau khi phẫu thuật.

Có vấn đề về hô hấp.

Biến chứng của thuốc gây mê.

Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, khi ngủ kê cao đầu bằng gối mềm. Nằm ở tư thế đầu cao hơn tim để giảm thiểu phù và sưng. Người bệnh có thể chườm lạnh ở cổ để giảm bớt khó chịu.

Về chế độ ăn uống, sau khi cắt amidan người bệnh nên bắt đầu bằng những món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp…

Về chế độ ăn uống, sau khi cắt amidan người bệnh nên bắt đầu bằng những món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp…

 

Về chế độ ăn uống, sau khi cắt amidan người bệnh nên bắt đầu bằng những món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp… Tránh đồ ăn thức uống quá nóng trong giai đoạn này. Mặc dù nhiều người cảm thấy đói ngay sau khi phẫu thuật, tốt nhất chưa nên ăn vội để ngăn chặn tình trạng buồn nôn, ói mửa.

Điều quan trọng cần phải nhớ là một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động cổ họng sẽ góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra bệnh nhân cũng không cần phải quá lo lắng về nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình phục hồi miễn là uống đủ nước. toa thuốc chống nôn như promethazine (Phenergan) hoặc ondansetron (Zofran).

Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc kháng sinh, lưu ý cần uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top