Sức đề kháng suy giảm thì nguy cơ virus, vi khuẩn xâm nhập khiến người bệnh dễ nhiễm bệnh. Nhất là những khi thời tiết thay đổi hoặc môi trường xấu thì cơ thể sẽ không kịp kháng lại những vi khuẩn gây bệnh làm ống tai bị viêm nhiễm…
Một số hoạt động như tắm gội, bơi lội khiến nước chảy vào tai, lúc này ống tai bị ngâm nước, các tầng chất bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập. Nhất là với những người thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn khi không chú trọng vệ sinh cẩn thận sẽ dễ gây bệnh lý viêm tai ngoài.
Bên cạnh đó ống tai ngoài có tính axit, những yếu tố làm thay đổi môi trường axit có thể làm cho sức đề kháng của ống tai ngoài giảm dễ bị tác động của vi khuẩn gây bệnh.
Thói quen ngoáy tai không đúng cách hoặc dùng không cẩn thận với những vật sắc nhọn có thể tác động vào tai làm ống tai bị tổn thương, hoặc do dị vật cọ vào tai gây tổn thương cho da dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tai ngoài. Chính vì vậy dù lúc vệ sinh cho tai cũng thật cẩn thận, không nên ngoáy tai nhiều quá gây bong tróc lớp ráy bảo vệ bên ngoài gây ảnh hưởng cho tai.
Nhiều người thường có thói quen ra ngoài hiệu cắt tóc ven đường ngoáy tai bằng dụng cụ không được khử khuẩn, ngoáy tai bằng dụng cụ sắc nhọn gây trầy xước da ống tai… Ngoài ra, những người bị dị ứng các hoá chất kích thích tai như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, các loại hóa chất vô tình nhiễm phải,
Viêm tai giữa cũng chính là nguyên nhân gây nên viêm tai ngoài. Viêm tai giữa làm cho dịch mủ chảy sang ống tai ngoài gây nên tình trạng kích thích trong ống tai lâu ngày làm tổn hại đến ống tai khiến chúng bị tổn thương và viêm nhiễm.
Những người mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, vẩy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã…
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm tai ngoài như:
Việc điều trị viêm tai ngoài như thế nào phụ thuộc tình trạng tiến triển của bệnh, mức độ viêm tai ngoài và những triệu chứng người bệnh có thể gặp phải. Vì vậy để được điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ cần phải sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài chứa kháng sinh trong 10 đến 14 ngày.
Phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:
Người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không tự ý thay đổi điều chỉnh thuốc, không được để ướt khoang tai trong vòng 7-10 ngày sau khi tất cả triệu chứng đã biến mất.
Những người bị viêm khoang tai ngoài mạn tính có thể cần điều trị lâu dài hoặc tái khám thường xuyên để tránh các biến chứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh