✴️ Phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ

ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật nhằm lấy bỏ toàn bộ đường rò luân nhĩ bẩm sinh. Lỗ rò thường nằm ở vùng trước tai, ống rò chạy vào trong và kết thúc bằng túi rò sát vùng sụn gờ luân nhĩ

 

CHỈ ĐỊNH

Các loại rò bẩm sinh vùng tai.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định tương đối:

Đường rò bẩm sinh đang viêm tấy, áp xe: nên chích rạch dẫn lưu mủ, khi ổn định sẽ phẫu thuật lấy đường rò.

Các chống chỉ định phẫu thuật nói chung.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Phương tiện

Bộ dụng cụ tiểu phẫu thêm 1 que thăm dò đầu tù, 1 kìm cặp kim và kim khâu, 1 kim đầu tù.

Thuốc: xylocain 2%, xanh methylen.

Người bệnh

Cạo tóc bên tai phẫu thuật. Có thể phẫu thuật cả hai bên nếu người bệnh bị rò hai bên.

Hồ sơ bệnh án

Làm các xét nghiệm cơ bản và hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Tư thế người bệnh

Nằm trên bàn mổ, đầu nghiêng về bên đối diện.

Vô cảm

Gây mê hoặc gây tê tại chỗ (bằng xylocain 2%). Dùng que thăm dò xác định hướng đường rò. Bơm xanh methylen vào đường rò hoặc không bơm tùy theo khả năng của phẫu thuật viên.

Kỹ thuật

Rạch da hình quả trám dọc ôm lấy miệng lỗ rò. Bóc tách đường rò theo chỉ thị màu của xanh methylen. Lấy toàn bộ đường rò.

Khâu vết mổ và chỉnh hình sẹo xấu nếu có.

Băng ép.

 

THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

Thay băng 2 ngày một lần.

Kháng sinh 5 - 7 ngày.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Trong phẫu thuật: không có tai biến gì đáng kể.

Sau phẫu thuật: có thể viêm tấy bục đường khâu.

Viêm sụn vành tai.

Nếu lấy không hết chân đường rò, rò và viêm nhiễm sẽ tái phát, phải phẫu thuật lại để lấy hết chân đường rò.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top