Ráy tai được cơ thể chúng ta tiết ra hàng ngày từ chất nhờn trong ống tai trộn lẫn với mồ hôi, bụi bẩn và các tế bào chết. Ráy tai sau khi hình thành sẽ dần di chuyển ra phía ngoài tai, sau đó tự bong ra thành mảng hoặc vón thành cục. Ráy tai khi mới hình thành có màu vàng nhạt, hơi dính, chất tiết này có vai trò quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn, tác nhân lạ tấn công.
Theo thời gian khi ráy tai được đẩy ra ngoài, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường nên có thể tạo hình các mảng khô (ở người ráy tai khô) hoặc ở dạng dịch (ở người ráy tai ướt). Tình trạng ráy tai khô hay ướt thường liên quan đến yếu tố di truyền, đều có chức năng bảo vệ tai.
Ráy tai bất thường phản ánh tình trạng bất thường bên trong tai, đôi khi là do việc vệ sinh của bạn chưa tốt. Tìm hiểu nguyên nhân khiến ráy tai của bạn có mùi hôi là cần thiết để khắc phục và phòng ngừa.
Chúng ta cần thường xuyên vệ sinh tai, loại bỏ ráy tai bởi chúng liên tục được tạo ra, tích tụ lại cùng với bụi bẩn và vi khuẩn có thể gây tắc nghẽn tai. Khi đó, ráy tai thường có mùi hôi khó chịu. Dấu hiệu nhận biết bạn đang có nhiều ráy tai, đặc biệt là ráy tai sâu mà vệ sinh thông thường có thể không loại bỏ hết như: giảm thính lực, đau, ngứa tai, tai chảy dịch, cảm giác có vật kẹt trong tai,…
Tác nhân gây nhiễm trùng tai giữa có thể do vi khuẩn hoặc virus, cùng với yếu tố thúc đẩy như ráy tai, dịch viêm, vệ sinh tai không tốt,… Khi bị nhiễm trùng tai giữa, tích tụ dịch mủ cùng vi khuẩn sẽ khiến ráy tai có mùi hôi khó chịu, hơn nữa còn chảy dịch viêm.
Bệnh nhiễm trùng tai giữa khá thường gặp ở trẻ nhỏ, cần phát hiện và điều trị sớm để tránh nhiễm trùng lan rộng. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm: thường xuyên quấy khóc, đau tai, mất thăng bằng, sốt cao, kén ăn, khó ngủ, suy giảm thính lực, đau đầu,…
Ở người lớn, nhiễm trùng tai giữa không có nhiều triệu chứng rầm rộ như ở trẻ nhỏ, chủ yếu là tình trạng đau tai, chảy dịch trong tai hoặc suy giảm thính lực.
Tai thông trực tiếp với môi trường bên ngoài, mặc dù có hệ thống lông và dịch nhầy để ngăn chặn song dị vật bụi bẩn hoặc dị vật lớn như thức ăn, đồ chơi, hạt,… vẫn có thể mắc kẹt trong tai. Nguy hiểm hơn là côn trùng xâm nhập và mắc kẹt trong tai, dễ gây tổn thương và đau đớn hơn.
Cùng với đó, dị vật này có thể gây nhiễm trùng và ráy tai có mùi hôi.
Nhiễm trùng vùng tai ngoài thường không nguy hiểm song lại là tình trạng khá thường gặp dẫn đến ráy tai có mùi hôi. Nguyên nhân gây nhiễm trùng này thường do nước đọng lại sau khi tắm, bơi nhưng không được làm sạch.
Nếu có những triệu chứng sau, có thể bạn đang bị viêm tai ngoài: giảm thính lực, chảy dịch mủ, sốt nhẹ, cảm giác ngứa ngáy trong lỗ tai, khó chịu, khó nghe,…
Trong các bệnh ung thư, ung thư tai rất hiếm gặp song không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh này. Ung thư tai có thể gặp ở tai giữa hoặc tai trong, tiến triển từ tình trạng nhiễm trùng mãn tính.
Các triệu chứng của ung thư tai có thể nhận biết như: mất thính lực, đau tải, chảy dịch từ tai, xuất hiện khối u trong tai, nhức đầu, chóng mặt, ù tai,… Song dấu hiệu này có thể do nhiều vấn đề sức khỏe khác, cần các xét nghiệm cận lâm sàng mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh.
Sự phát triển tế bào bất thường có thể là dạng ác tính trong ung thư tai hoặc dạng lành tính như cholesteatoma. Các khối cholesteatoma thường hình thành sau nhiễm trùng hoặc do dị tật bẩm sinh, chúng thường khiến ráy tai có mùi, đi kèm với chảy dịch trong tai.
Sự xuất hiện của các cholesteatoma này cũng dẫn đến suy giảm thính lực, cảm giác đau rát trong tai khó phân biệt với nhiễm trùng hay bệnh lý tai khác.
Cần xác định được nguyên nhân khiến bạn bị ráy tai có mùi hôi, từ đó mới thực hiện được biện pháp khắc phục hiệu quả. Dưới đây là những biện pháp khắc phục đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để cải thiện nhanh chóng mùi hôi của ráy tai.
Quá nhiều ráy tai là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị ngứa tai cũng như xuất hiện mùi hôi bất thường. Bạn có thể làm sạch ráy tai bằng các biện pháp sau:
Làm mềm ráy tai bằng các loại dầu khoáng hoặc dầu chuyên dụng, đợi một vài phút và sau đó làm sạch hoặc rửa sạch tai. Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Gọi cho bác sĩ ngay nếu tai có cảm giác khó chịu hoặc có dấu hiệu bất thường.
Tìm đến các dịch vụ lấy ráy tai chuyên nghiệp để loại bỏ nhanh chóng mà không gây tổn thương sâu trong tai. Việc này nên được thực hiện thường xuyên, đều đặn từ 1 - 2 tuần một lần.
Nếu ráy tai có mùi hôi do nhiễm trùng hoặc bạn nghi ngờ do có các triệu chứng nhiễm trùng, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ như sau:
Dị vật trong tai có thể được loại bỏ bằng kẹp với đèn soi chuyên dụng hoặc dùng dầu bôi nếu do côn trùng chui vào tai.
Hai bệnh lý này đều cần được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, khi bệnh được kiểm soát thì mùi hôi của ráy tai cũng sẽ được cải thiện. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ về phương pháp điều trị và chăm sóc dành riêng cho người mắc bệnh này.
Ráy tai có mùi hôi thường được cải thiện khi được chăm sóc tốt bằng các biện pháp đơn giản trên đây. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện và đi kèm với triệu chứng nghiêm trọng khác, hãy sớm đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Xem thêm: Những điều cần biết khi tai chảy dịch vàng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh