Phòng tránh nguy cơ chạy thận cho người bệnh suy thận

Suy thận khi nào phải chạy thận?

Chạy thận là việc sử dụng các thiết bị máy móc nhằm hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn khi một số chức năng suy giảm. Đây là hình thức lọc máu với quá trình như sau: Máu được đưa qua một bộ lọc bên ngoài, làm sạch rồi trả lại cơ thể.

Quỹ Thận học Quốc gia phân chia suy thận mạn tính thành 5 giai đoạn với các triệu chứng tương ứng dựa trên tốc độ lọc cầu thận (GFR). Thông thường, chạy thận nhân tạo thường được chỉ định khi thận bị tổn thương nặng nề, chức năng chỉ còn khoảng 10 - 15% (từ suy thận giai đoạn 3B). 

Những biến chứng thường gặp nhất của chạy thận đó là: Hạ huyết áp, chuột rút, buồn nôn và nôn, đau ngực, ngứa, sốt, ớn lạnh. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ suy thận tiến triển nặng hơn và phải chạy thận nhân tạo, bạn cần có biện pháp ngăn ngừa, cải thiện bệnh từ sớm.

 

Cần làm gì để tránh nguy cơ phải chạy thận?

Có ý thức và thực hiện phương pháp kiểm soát suy thận ngay từ đầu, điều trị bảo tồn tích cực, cải thiện triệu chứng sẽ giúp ngăn ngừa chuyển sang giai đoạn nặng bằng cách:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

- Bổ sung đạm vừa đủ và chất béo lành mạnh.

- Kiêng carbohydrate tinh chế và tránh thực phẩm gây viêm, dị ứng.

- Hạn chế những trái cây có nồng độ fructose cao như chuối và cam vì chúng khiến thận bị tổn thương.

- Bổ sung vitamin nhóm B. 

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Người mắc suy thận cần tránh tập luyện nặng cũng như làm việc căng thẳng. Chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ vận động thấp như: Đi bộ, đạp xe, yoga,…

Điều trị theo Tây y

Mục tiêu điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng của suy thận, kiểm soát huyết áp, đường huyết,… Khi đó, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc hạ cholesterol máu, thuốc điều trị tăng huyết áp...

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top