Phù nề thanh quản là bệnh lý liên quan đến dây thanh quản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cũng như chất lượng sống của người bệnh. Vậy triệu chứng bệnh là gì và làm sao để điều trị hiệu quả bệnh lý này?
Hai dây thanh âm trong thanh quản có nhiệm vụ giúp cho chúng ta phát âm và nói. Xung quanh dây thanh là một lớp niêm mạc mỏng bao bọc. Nếu lớp dây thanh này bị tổn thương sẽ gây viêm, sưng tấy dẫn đến hiện tượng phù nề dây thanh.
Đây là nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thanh quản phù nề. Một số nguyên nhân nhiễm trùng có thể kể đến như:
– Vi khuẩn, virus tấn công
– Bị cảm lạnh, cảm cúm
– Lạm dụng giọng nói, nói to hoặc la hét nhiều.
– Do thời tiết có sự thay đổi thất thường.
– Bị tai nạn khiến cho thanh quản bị chấn thương.
– Bị bệnh trào ngược dạ dày hoặc trào ngược thực quản.
– Có một số bệnh về hô hấp như: viêm phổi, viêm thanh quản cấp, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm VA, viêm Amidan…
– Vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào trong.
– Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích.
– Uống nước đá lạnh, ăn đồ cay nóng, khô cứng hoặc những đồ chứa nhiều mỡ.
– Sống hoặc làm việc ở trong môi trường khói bụi, nguồn nước không đảm bảo, ăn uống không đảm bảo vệ sinh…
Đây là cũng là nguyên nhân chiếm tỷ lệ tương đối cao. Thậm chí, nếu không lấy dị vật ra kịp thời thì có thể dẫn đến bít tắt đường thở và tử vong. Nguyên nhân này chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ vì trẻ thường ăn uống vội, không nhai mà nuốt luôn, vừa ăn vừa đùa….Hậu quả là đường thở bị bít tắc và thanh quản bị phù nề. Phụ huynh cần có phương án xử lý kịp thời để không xảy ra những hệ luỵ nghiêm trọng.
Khối u này có 2 loại là lành tính hoặc ác tính. Triệu chứng đặc trưng của khối u này chính là thanh quản bị phù nề, người bệnh khó thở, có thể gây mất tiếng. Dù khối u là loại nào, bệnh nhân cũng cần đến khám sớm để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác phải kể đến như:
– Bị u nang dây thanh.
– Hạt sơ dây thanh.
– Bệnh lao thanh quản.
– Bị phù mạch và cơ thể nổi mề đay.
– Sau khi phẫu thuật tuyến giáp bị biến chứng.
– Thận bị rối loạn chức năng, không hoạt động bình thường.
– Ung thư thanh quản.
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý này là bệnh nhân sẽ bị khàn tiếng, mất tiếng, đau họng và khó nuốt… Hiện tượng phù nề xảy ra có thể do thanh quản bị viêm hoặc không.
– Thanh quản bị phù nề không viêm: Ngoài việc thanh quản bị phù nề, một số triệu chứng đi kèm có thể kể đến như cảm cúm, ung thư thanh quản, viêm họng, viêm amidan…
– Thanh quản bị phù nề do viêm: Nếu thanh quản bị phù nề do viêm thì bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ, đau khắp người, khó nuốt, môi bị khô….
Để điều trị hiệu quả được tình trạng này, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tìm ra nguyên nhân để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
– Đối với trường hợp phù nề không do viêm: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống dị ứng.
– Đối với trường hợp phù nề do viêm: Dùng thuốc giảm triệu chứng như thuốc kháng viêm không steroid, kháng sinh giảm viêm hoặc giảm phù nề.
– Đối với nguyên nhân do dị vật: Phẫu thuật để lấy dị vật ra.
– Đối với nguyên nhân có khối u hoặc : Nếu cần thiết phải thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định.
Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc tại nhà hợp lý để hỗ trợ cho việc điều trị phù nề thanh quản như:
– Tuân thủ hoàn toàn theo đơn thuốc bác sĩ đã kê, không chủ quan tự ý mua các loại thuốc kháng bên ngoài.
– Chườm nóng để hạn chế kích hoạt tại thanh quản, giữ ấm cổ họng (khi thời tiết chuyển lạnh).
– Uống trà mật ong + gừng để giúp kháng khuẩn và chống viêm.
– Hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ gây kích ứng thanh quản đang tổn thương (tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thực phẩm).
– Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc những tác nhân gây kích ứng cho thanh quản.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh