Ruột thừa là một cơ quan của hệ tiêu hóa. Vị trí thông thường của ruột thừa là nằm ở bụng dưới bên phải.
Chức năng của ruột thừa chưa được xác định rõ. Có quan điểm cho rằng đó là một bộ phận miễn dịch, hoạt động như một kho chứa các vi khuẩn có lợi. Nó có vai trò “khởi động lại” hệ tiêu hóa sau các bệnh đường tiêu hóa (ví dụ rối loạn tiêu hóa). Một số quan điểm khác lại cho rằng ruột thừa chỉ là một tàn tích trong quá trình tiến hóa. Tức là ruột thừa giống đuôi ở động vật, khi tiến hóa thành con người thì mất tác dụng.
Viêm ruột thừa là bệnh lý phổ biến nhất của ruột thừa.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác của viêm ruột thừa không rõ ràng. Các chuyên gia tin rằng nó xảy ra khi một phần của ruột thừa bị tắc nghẽn. Từ đó gây ra sự phát triển của vi khuẩn ở đây. Kết quả là ruột thừa của bạn bị viêm. Tình trạng viêm có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong trường hợp viêm ruột thừa cấp tính, các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng và phát triển đột ngột. Với trường hợp mạn tính, các triệu chứng có thể nhẹ, có thể đến và biến mất trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm.
Nhiều yếu tố có thể làm tắc ruột thừa của bạn, bao gồm:
Khi ruột thừa của bạn bị tắc, vi khuẩn có thể sinh sôi bên trong lòng ruột. Điều này có thể dẫn đến hình thành mủ và áp xe, sưng nề. Điều đó có thể gây ra tăng áp lực lòng ruột. Hậu quả gây đau bụng viêm ruột thừa.
Nếu không được điều trị, tình trạng viêm có thể khiến ruột thừa của bạn bị vỡ. Điều này có thể khiến vi khuẩn tràn vào khoang bụng, đôi khi gây tử vong.
Nếu bị viêm ruột thừa, bạn có thể gặp một hoặc nhiều trong số các triệu chứng sau:
Nếu bạn có triệu chứng đau bụng, việc đầu tiên là bác sĩ sẽ kiểm tra bạn có bị viêm ruột thừa hay không.
Trong trường hợp nghi ngờ bạn bị viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ khám kĩ hơn. Cụ thể bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mức độ đau ở phần dưới bên phải của bụng. Đồng thời đánh giá tình trạng bụng chướng và phản ứng thành bụng (bụng cứng).
Tùy thuộc vào kết quả khám, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm để kiểm tra chẩn đoán bệnh.
Để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm công thức máu. Viêm ruột thừa thường kèm theo nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiễm trùng ở đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác trong ổ bụng cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như của viêm ruột thừa.
Để kiểm tra tình trạng viêm ruột thừa, bác sĩ có thể yêu cầu các phương pháp chẩn đoán cung cấp hình ảnh chi tiết trong bụng của bạn như:
Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải nhịn ăn một khoảng thời gian trước khi thực hiện. Nhân viên y tế sẽ giải thích và giúp bạn chuẩn bị trước. Các phương pháp này cũng có thể giúp bác sĩ xác định các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của bạn.
Một số nguyên nhân khác có thể bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa.
Nếu bác sĩ không thể xác định bất kỳ nguyên nhân nào khác gây ra các triệu chứng của bạn, họ có thể chẩn đoán bạn bị viêm ruột thừa.
Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ đề nghị kế hoạch điều trị có thể bao gồm một hoặc nhiều điều sau:
Trong một số rất ít trường hợp, viêm ruột thừa có thể thuyên giảm mà không cần phẫu thuật. Nhưng hầu hết, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa.
Nếu áp xe chưa vỡ, bác sĩ có thể điều trị áp xe trước khi tiến hành phẫu thuật. Để bắt đầu, có thể bệnh nhân cần được uống thuốc kháng sinh. Sau đó, sẽ dùng kim để hút mủ – dịch áp xe.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh