Cắt amidan được chỉ định khi nào?
Bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan, chỉ được tiến hành cắt trong những trường hợp sau:
Bệnh nhân thường xuyên bị viêm, tái phát nhiều lần, khoảng từ 5-6 lần trong một năm.
Người bệnh đã thực hiện quá trình điều trị nội khoa tích cực khoảng 5 tuần nhưng triệu chứng viêm amidan vẫn không thuyên giảm.
Amidan quá to, gây cản trở đường thở, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ.
Tình trạng nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh…
Viêm amidan gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm cầu thận, viêm tai giữa, viêm khớp, viêm xoang, thấp tim, viêm khớp,…
Amidan còn được chỉ định cắt khi xuất hiện nhiều ngóc ngách chứa các chất tiết gây ra tình trạng hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ là khối amidan ác tính.
Sau cắt amidan có hết viêm họng không?
Viêm họng hay viêm amidan đều là do các loại vi khuẩn tấn công khiến cho vòm họng khiến họng nhanh chóng bị sưng tấy, ngứa rát. Tuy nhiên, viêm họng là do các loại vi khuẩn thường gặp như: liên cầu, tụ cầu, nấm,… gây ra mà không liên quan gì đến tuyến amidan.
Sưng amidan là một trong những nguyên nhân gây viêm họng nhưng không phải cứ bị viêm họng là do sưng amidan. Còn có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng do cảm lạnh, do dị ứng thời tiết, phấn hóa hay bệnh cúm, trào ngược dạ dày. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm họng nhưng lại không xuất phát từ nguyên nhân do sưng amidan mà là do cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng với thời tiết,… Do đó, dù người bệnh có tiến hành cắt amidan đi chăng nữa thì bệnh viêm họng vẫn có thể tồn tại và gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.
Cách phòng tránh bệnh viêm amidan và viêm họng hiệu quả
Viêm amidan và viêm họng là những căn bệnh hô hấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Dù điều trị bệnh viêm họng và viêm amidan bằng cách nào thì người bệnh cũng cần phải tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, để phòng ngừa hai căn bệnh này, mọi người có thể áp dụng các cách sau đây:
Vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Nước muối sẽ giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở họng và ngăn ngừa các loại vi khuẩn tấn công vòm họng.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tình trạng các loại vi khuẩn bên ngoài môi trường nhanh chóng xâm nhập vào vòm họng và gây ra bệnh viêm họng, viêm amidan.
Hạn chế sử dụng các chất thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Trong quá trình ăn uống, hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm lạnh, thức ăn cay nóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòm họng.
Không được sử dụng tay bốc đồ ăn khi tay chưa được vệ sinh và phải sử dụng các loại thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hãy giữ phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, tránh gió lùa vào gây ảnh hưởng đến họng.
Nếu nằm máy điều hòa, bạn nên giữ nhiệt độ ở mức độ vừa phải, không nên để quá lạnh.
Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để dễ dàng kiểm soát và ngăn ngừa bệnh hình thành hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh