Theo BBC, nghiên cứu dựa trên các dữ liệu của khoảng 400.000 trẻ em trong độ tuổi từ 4-17 (các em sinh trong khoảng thời gian từ 1-9-1997 đến 31-8-2011).Các nhà khoa học Đài Loan nhận thấy trong cùng một lớp học, trẻ sinh sau một năm, như trẻ sinh tháng 8 của năm nay (nhỏ nhất) có khả năng bị ADHD nhiều gấp đôi so với trẻ sinh tháng 9 của năm trước (lớn nhất). Ở Đài Loan và Anh, thời hạn ngày sinh cuối cùng tính tuổi đi học là ngày 31-8.
Nhóm nghiên cứu cho biết nhiều trường hợp còn tùy thuộc vào việc giáo viên so sánh hành vi của đứa trẻ nhỏ nhất với đứa già dặn nhất.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan đăng trên Tạp chí Nhi khoa nhận thấy, 2,8% bé trai học mầm non và tiểu học sinh vào tháng 9 bị chẩn đoán mắc ADHD. Trong khi đó, 4,5% trẻ bị mắc chứng này nếu sinh vào tháng 8.
Với bé gái, tỉ lệ bị ADHD tăng từ 0,7% tới 1,2% tương ứng với các mốc thời gian sinh này.
Nghiên cứu cho biết: “Trên toàn thế giới, số trẻ em và người lớn bị chẩn đoán mắc ADHD hoặc phải điều trị ADHD bằng thuốc đang tăng đáng kể. Các chứng cứ cho thấy độ tuổi liên quan, yếu tố có thể xem như đại diện cho khả năng nhận thức, có thể làm tăng khả năng họ bị chẩn đoán mắc bệnh và phải điều trị”.
Chủ trì nghiên cứu, tiến sỹ Mu-Hong Chen thuộc Khoa Tâm lý học tại Bệnh viện đa khoa Taipei Veterans ở Đài Loan nói: “Các phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét tới độ tuổi của trẻ trong cùng một lớp (khối lớp) khi chẩn đoán chứng ADHD và kê đơn điều trị bệnh này”.
Ngoài ra, tại Anh, đã có sự thừa nhận các học trò sinh mùa thu và các bạn cùng lứa nhưng nhỏ hơn, sinh mùa hè ở môi trường tiểu học phát triển rất khác biệt.
Những em sinh muộn hơn trong cùng năm thường được chẩn đoán có nhu cầu giáo dục đặc biệt hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh