✴️ Viêm họng liên cầu khuẩn và những thông tin cần biết

1. Thông tin chung về bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

1.1 Nguyên nhân chính gây bệnh

Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng đau rát ở vùng cổ họng do vi khuẩn gây nên. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc viêm họng liên cầu khuẩn nhưng độ tuổi phổ biến nhất là trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.

Nguyên nhân của chứng viêm họng do liên cầu khuẩn chính là vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay liên cầu khuẩn nhóm A. Loại vi khuẩn này thường tồn tại trong mũi và họng nên dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác từ những hành động như sổ mũi, ho, hay vẫy tay. Thời gian có thể lây nhiễm kéo dài đến 3 tuần từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi có phương pháp điều trị.

Nguyên nhân của chứng viêm họng liên cầu khuẩn chính là vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay liên cầu khuẩn nhóm A gây ra

Nguyên nhân của chứng viêm họng liên cầu khuẩn chính là vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay liên cầu khuẩn nhóm A gây ra

Người bị bệnh viêm họng do liên cầu nếu không thực hiện điều trị sẽ tăng nguy cơ phát tán lây nhiễm đặc biệt là khi các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ luôn là phương pháp hữu hiệu sẽ giảm thiểu khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có viêm họng.

1.2 Viêm họng liên cầu khuẩn để lại những hệ luỵ như thế nào?

Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể để lại những hậu quả nguy hiểm đến sức khoẻ nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, chẳng hạn như:

– Nhiễm trùng, viêm nhiễm các bộ phận của đường hô hấp như amidan, xoang, tai,…

– Viêm họng do liên cầu khuẩn kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc strep nhiễm trùng, nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh viêm nhiễm, dị ứng, phát ban.

– Những người có sức đề kháng yếu có thể là tác nhân gây nên viêm thận, viêm khớp, và ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

1.3. Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm họng liên cầu là những gì?

Nhiều người lầm tưởng rằng viêm họng do liên cầu khuẩn thì triệu chứng đầu tiên là đau, rát ở cổ họng. Tuy nhiên với thể bệnh này, mỗi cơ thể sẽ xuất  hiện những triệu chứng khác nhau:

– Vùng cổ họng đau rát, sưng đỏ, vướng khi nuốt nước bọt, ăn uống.

– Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, mắc ói rất khó chịu.

– Amidan sưng to, đỏ tấy, xuất hiện nhiều đốm trắng ở khu vực họng.

– Các tuyến bạch huyết hay còn gọi là hạch ở cổ sưng lên và đau đớn.

– Một số người có thể kèm theo sốt, đau đầu, nổi ban.

– Ở trẻ em có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau bụng, đau dạ dày.

Amidan sưng to, đỏ tấy, xuất hiện nhiều đốm trắng ở khu vực họng là một trong những triệu chứng hay gặp khi mắc bệnh

Amidan sưng to, đỏ tấy, xuất hiện nhiều đốm trắng ở khu vực họng là một trong những triệu chứng hay gặp khi mắc bệnh

Các triệu chứng này thường có xu hướng tiến triển trong khoảng 3 ngày từ ngày vi khuẩn xâm nhập. Có những trường hợp bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng nhưng không bị viêm họng. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu khác thường nên đi kiểm tra ở bác sĩ  chuyên khoa để xác định chắc chắn có mắc bệnh hay không.

 

2. Phương pháp điều trị bệnh

Với thể bệnh này, hầu hết người mắc bệnh đều được điều trị bằng thuốc. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị hữu hiệu sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định phù hợp nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị thật hiệu quả và nhanh chóng:

– Chế độ ngủ, nghỉ ngơi khoa học, đủ tiêu chuẩn 6-8 tiếng/ngày để cơ thể có đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn.

– Giữ họng ẩm, không bị khô và ngăn ngừa mất nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước hàng ngày.

– Ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, ưu tiên các thực phẩm bổ dưỡng và nhẹ nhàng như cháo, súp, ngũ cốc, các loại sinh tố, nước ép rau củ quả. Đặc biệt các loại thực phẩm đều phải được chế biến kĩ, chín mềm và đảm bảo vệ sinh. Nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, có tính axit cao như cam, chanh,… sẽ làm tổn thương cổ họng.

– Hàng ngày, nên vệ sinh cổ họng bằng nước muối ấm 2-3 lần/ngày.

– Với người lớn nên tránh xa các chất kích thích đặc biệt là thuốc lá có thể gây đau họng và gia tăng khả năng nhiễm trùng.

– Trong thời gian điều trị bệnh nên ở nhà, tránh tiếp xúc với nhiều người để hạn chế khả năng lây bệnh sang người khác ít nhất trong 2 ngày.

 

3. Một số lời khuyên để phòng tránh bệnh hiệu quả

Để ngăn ngừa bị bệnh một cách hiệu quả, mỗi người cần có ý thức trong việc tự bảo vệ bản thân bằng cách. Cụ thể như sau:

– Đảm bảo vệ sinh tay đúng cách: thực hiện rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nói chung và viêm họng do liên cầu khuẩn nói riêng. Các bậc phụ huynh nên rèn luyện con mình các bước rửa tay đúng chuẩn, sử dụng dung dịch rửa tay đảm bảo vừa bảo vệ sức khoẻ vừa bảo vệ làn da.

Nên thực hiện rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nói chung và viêm họng do liên cầu khuẩn nói riêng.

Nên thực hiện rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nói chung và viêm họng do liên cầu khuẩn nói riêng.

– Thực hiện một số phương pháp tránh lây nhiễm chéo như đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc ở khu vực đông người, che miệng khi ho, hắt xì hơi,…

– Tuyệt đối không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân đặc biệt là trẻ em vì hệ miễn dịch của các bé còn rất yếu. Với trẻ nhỏ, trước khi sử dụng nên khử khuẩn đồ dùng bằng nước nóng để loại trừ tối đa các loại vi khuẩn có hại.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về thể bệnh viêm họng liên cầu khuẩn mà mọi người nên hiểu rõ. Đây là bệnh sẽ không nguy hiểm đến tính mạng con người nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. hãy đi khám sức khỏe thường xuyên và đến cơ sở y tế uy tín nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào để đảm bảo sức khỏe thật tốt cho bản thân.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top