Viêm họng xuất tiết là gọi là giai đoạn đầu tiên của viêm họng mạn tính, xảy ra khi bị vi khuẩn xâm nhập vào hầu họng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp khác. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ chuyển sang giai đoạn quá phát với thể viêm họng hạt hoặc viêm họng xơ teo.
Đây là tình trạng cổ họng sưng to đỏ, xuất hiện nhiều dịch nhầy ở thành họng và các có hạt nhỏ ở nang lympho. Bệnh này thường hay gặp ở trẻ em hoặc những người có sức đề kháng yếu nhất là vào giai đoạn chuyển mùa.
Bệnh này thường hay bị nhầm lẫn với bệnh viêm xoang và thường khó nhận biết cho đến khi bệnh có chuyển biến nặng hơn. Do vậy cần nắm rõ những triệu chứng đặc trưng sau đây:
– Ở những ngày đầu mắc bệnh, sẽ có những triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường chẳng hạn như sốt, ho, đau đầu, người mệt mỏi, ớn lạnh…
– Cổ họng thường xuyên nóng, đau, khô rát, do đó bệnh nhân luôn trong tình trạng khát nước, khô cổ. Khi bệnh nặng hơn, cơn đau họng sẽ lây lan sang khu vực xung quanh chẳng hạn như tai. Một số trường hợp còn kèm theo ho khan, giọng khản đặc, thậm chí mất tiếng, không nói được.
– Khi bệnh có chuyển biến trầm trọng hơn, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với hiện tượng nghẹn khi nhai nuốt, cảm giác đau vướng ở cổ họng, nhiều đờm đặc biệt khi ngủ dậy và có thể bị sưng hạch ở cổ.
– Khi khám lâm sàng sẽ phát hiện ra nhiều dịch nhầy, niêm mạc họng sưng đỏ, nang lympho bị phù nề nhẹ. Các bộ phận như thành sau cổ họng, trụ trước và sau, màn hầu cũng sưng đỏ nặng nề.
Ngoài ra với các bệnh nhân đang mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày, thực quản thì có thêm hiện tượng đau tức, nóng ở ngực.
Đây là một trong những bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến, có nguy cơ xảy ra ở mọi độ tuổi. Các chuyên gia đã tìm ra 4 nhóm nguyên nhân gây ra bệnh này:
– Do bị vi khuẩn tấn công: họng là khu vực dễ bị các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và trú ngụ gây ra xuất tiết và các bệnh lý hô hấp khác.
– Do mặc các bệnh lý nền: những trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường, gan hoặc viêm xoang là điều kiện thuận lợi để viêm họng cấp biến chuyển sang giai đoạn xuất tiết.
– Do tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật,… Với những cơ thể dễ bị kích ứng thì đây cũng là một trong nguyên nhân gây xuất tiết cổ họng.
– Do điều kiện thời tiết và môi trường: thời tiết thay đổi liên tục từ nóng sang lạnh khiến cơ thể không thích nghi kịp cùng với sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi là tác nhân tăng nguy cơ mắc bệnh về họng.
Ngoài ra, việc lạm dụng thực phẩm chứa nhiều chất kích thích, nồng độ cồn cao cũng được cho là tác nhân gây bệnh do những sản phẩm này có khả năng giảm hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó vi khuẩn càng dễ tấn công hơn.
Khi mắc bệnh, không chỉ chất lượng cuộc sống bị suy giảm do phải thường xuyên chịu cơn đau họng, khó chịu, mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến biến chứng các bộ phận khác nếu không được điều trị đúng cách, Một số biến chứng tiêu biểu của bệnh có thể kể đến như:
– Bệnh lý viêm mạn tính của đường hô hấp: viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng hạt, viêm xoang, viêm họng mãn tính xơ teo, viêm phổi,…
– Ảnh hưởng đến tai: nếu viêm họng trong thời gian qua lâu sẽ dẫn đến những tổn thương tai như ù tai, đau tai, nặng hơn là viêm tai giữa, từ đó thính lực cũng giảm thiểu đáng kể.
– Biến chứng về mắt: vi khuẩn trú ngụ lâu trong vòm họng thường có xu hướng tấn công sang vùng mắt. Rất nhiều bệnh nhân bị viêm mắt, tắc tuyến lệ, áp xe mí mắt, giảm thị lực do viêm họng gây ra.
– Tổn thương não: xảy ra trong trường hợp vi khuẩn, virus ăn sâu vào cơ thể, có thể dẫn đến viêm màng não. Từ đây sẽ tác động tiêu cực đến hệ thần kinh của con người.
– Sử dụng thuốc: với những trường hợp phát hiện bệnh sớm, bác sĩ khuyên nên điều trị bằng thuốc để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở vòm họng. Các loại thuốc sẽ giảm sưng đỏ, suy giảm khả năng xuất tiết, chống xuất tiết, se khô bề mặt viêm mạc.
– Các phương pháp phẫu thuật: nội soi, mổ xoang, nong xoang nhằm mục đích hút dịch nhầy, làm sạch khu vực mũi họng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Phương pháp này thường được chỉ định với những bệnh nhân mạn tính, uống thuốc không khỏi phải sử dụng đến phương pháp ngoại khoa để điều trị. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý những phương pháp này vẫn có tỷ lệ tái phát bệnh.
– Một số mẹo dân gian cũng có thể điều trị được viêm họng: xông hơi lá lốt, lá hương nhu, gừng tươi hoặc nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy đang ứ đọng tại cổ họng, dễ dàng đào thải ra bên ngoài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh