Nhiều người cho rằng ăn trái cây với bữa ăn làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến thức ăn ở dạ dày lâu hơn đồng thời có thể lên men hoặc thối rữa. Ngộ nhận này cũng cho rằng ăn trái cây trong bữa ăn là nguyên nhân gây ra khí khó tiêu và một loạt các triệu chứng không liên quan khác.
Mặc dù sự thật là chất xơ trong trái cây có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn từ dạ dày, nhưng các thông tin còn lại không chính xác.
Một nghiên cứu cho thấy ở những người khỏe mạnh, chất xơ làm chậm thời gian tiêu hóa một nửa lượng thức ăn trong da dày trung bình 72 phút lên 86 phút. Tuy nhiên không có nghĩa là làm chậm quá trình tiêu hóa đủ để khiến thức ăn bị hỏng trong dạ dày. Dạ dày được cấu tạo đặc biệt để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn - nguyên nhân gây lên men và thối rữa. Khi thức ăn đến dạ dày được trộn với axit dạ dày có độ pH rất thấp (khoảng 1-2) và hầu hết các vi sinh vật không thể phát triển ở môi trường này.
Ngoài ra, việc dạ dày lâu tiêu hóa thức ăn hơn là một điều tốt. Điều này có thể giúp cảm thấy no lâu hơn, giảm dung nạp thức ăn trong thời gian dài. Không có bằng chứng nào chứng minh rằng ăn trái cây khi bụng đói có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ, mệt mỏi hoặc quầng thâm dưới mắt.
Nếu ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn, các chất dinh dưỡng sẽ bị thất thoát.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Cơ thể con người đã hoàn thiện và thích nghi để có thể khi hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Dạ dày hoạt động như một bể chứa tiết ra một lượng nhỏ các dịch tiêu hóa để ruột có thể tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng. Đồng thời ruột non được cấu tạo để hấp thụ càng nhiều chất dinh dưỡng càng tốt. Chiều dài của ruột non có thể lên tới 6m, với diện tích hấp thụ hơn 30m2.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ruột non có khả năng hấp thụ gấp đôi lượng chất dinh dưỡng so với mức trung bình mà một người tiêu thụ trong một ngày.
Vì vậy bất kể là ăn trái cây khi bụng đói hay với cùng với bữa ăn, việc hấp thụ chất dinh dưỡng là công việc dễ dàng cho hệ tiêu hóa.
Quan niệm những người mắc bệnh tiểu đường thường có vấn đề về tiêu hóa và ăn trái cây riêng biệt với bữa ăn có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Thật không hay, đây là lời khuyên khá tồi cho hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường.
Không có bằng chứng khoa học ủng hộ ý kiến cho rằng ăn trái cây riêng biệt với bữa ăn giúp cải thiện tiêu hóa. Sự khác biệt duy nhất tạo ra là đường trong trái cây có thể xâm nhập vào máu nhanh hơn - điều mà một người mắc bệnh tiểu đường đang cố gắng tránh.
Thay vì ăn trái cây riêng biệt, ăn kèm với bữa ăn hoặc như một bữa ăn nhẹ kết hợp với thực phẩm giàu protein, chất xơ hoặc chất béo là lựa chọn tốt hơn nhiều cho người mắc bệnh tiểu đường. Điều này là do protein, chất xơ và chất béo có thể khiến dạ dày đưa thức ăn vào ruột non chậm hơn giúp giảm sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu.
Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần 7,5 gram chất xơ có trong trái cây có thể làm giảm mức tăng đường huyết sau bữa ăn 25%.
Tuy nhiên, sự thật là một số người mắc bệnh tiểu đường gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Vấn đề phổ biến nhất được gọi là chứng liệt nhẹ dạ dày xảy ra khi các cơ ở dạ dày chậm hoặc không thể co bóp, nghiền nát và chuyển thức ăn xuống ruột non.
Mặc dù thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp ích cho bệnh dạ dày nhưng ăn trái cây khi bụng đói không phải là một biện pháp tốt.
Một số người cho rằng sự trao đổi chất chậm lại vào buổi chiều và việc ăn các loại thực phẩm có nhiều đường như trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu và "đánh thức" hệ thống tiêu hóa.
Sự thật là bất kỳ thực phẩm có chứa gluxit sẽ tạm thời làm tăng lượng đường trong máu trong khi glucose được hấp thụ. Tuy nhiên, ngoài việc cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng khác, điều này không có lợi ích gì đặc biệt.
Không cần phải "đánh thức" hệ thống tiêu hóa, vì nó luôn sẵn sàng hoạt động ngay khi thức ăn chạm vào lưỡi, bất kể thời gian trong ngày.
Ngộ nhận số 5 mâu thuẫn trực tiếp với ngộ nhận số 4, cho rằng nên tránh trái cây sau 2 giờ chiều. Ngộ nhận này cho rằng ăn trái cây (hoặc bất kỳ thực phẩm chưa gluxit nào) sau 2h chiều làm tăng lượng đường trong máu khiến cơ thể không có thời gian để ổn định trước khi đi ngủ dẫn đến tăng cân.
Tuy nhiên, không có lý do gì để sợ rằng trái cây sẽ gây ra lượng đường trong máu cao vào buổi chiều.
Như đã đề cập ở phần trước, bất kỳ thực phẩm có chứa tinh bột sẽ làm tăng lượng đường trong máu khi glucose được hấp thụ. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy lượng đường trong máu của bạn vào sau lúc 2 giờ chiều sẽ tăng thêm hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong ngày.
Cơ thể không chỉ chuyển từ đốt cháy calo sang lưu trữ và chuyển chúng thành chất béo khi ngủ. Tốc độ trao đổi chất không có xu hướng giảm khi ngủ, vẫn phải tiêu thụ năng lượng để giữ cho một số cơ quan trong cơ thể hoạt động.
Ngược lại, có nhiều bằng chứng cho thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả trong suốt cả ngày có xu hướng giảm cân và ít có khả năng tăng cân hơn.
Khi nói đến giảm cân, ăn nhiều trái cây và rau quả là một trong những điều tốt nhất có thể thực hiện. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp các chất dinh dưỡng cơ thể cần.
Hơn nữa, nếu không dùng trái cây vào buổi chiều và trước khi đi ngủ, bạn sẽ bỏ qua một lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho một bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng cho mình.
Sự thật là bất cứ lúc nào trong ngày là thời gian tuyệt vời để ăn trái cây. Không có bằng chứng cho thấy nên tránh trái cây vào buổi chiều hoặc cùng với bữa ăn.
Trái cây là thực phẩm thân thiện với sức khỏe, bổ dưỡng và giảm cân có thể ăn suốt cả ngày.
Do chất xơ trong trái cây, ăn nó có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này có thể khiến bạn ăn ít calo hơn và thậm chí có thể giúp bạn giảm cân. Đặc biệt, ăn trái cây với bữa ăn hoặc ngay trước bữa ăn có thể làm tăng hiệu quả này. Việc này có thể khiến bạn ăn ít thức ăn khác có hàm lượng calo cao hơn.
Như đã đề cập trước đó, ăn trái cây với các thực phẩm khác có thể tạo ra sự khác biệt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Ăn chung với các bữa ăn khác có nhiều protein, chất béo hoặc chất xơ có thể khiến đường từ trái cây đi vào ruột non chậm hơn
Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng lượng đường trong máu nhỏ hơn, so với việc ăn trái cây một mình.
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ gây ra tình trạng không dung nạp đường. Giống như đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, ăn trái cây chung bữa ăn có lẽ là một lựa chọn tốt.
Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu thì việc tránh ăn trái cây vào buổi sáng có thể giúp ích.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh