✴️ Viêm mũi mãn tính có nguy hiểm không?

Nội dung

1. Tìm hiểu về bệnh viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mạn tính là hiện tượng niêm mạc khoang mũi và niêm mạc bên dưới bị viêm nhiễm. Bệnh được coi là mãn tính khi triệu chứng kéo dài liên tiếp 4 tuần. Bệnh được chia làm 2 loại chính, đó là: 

– Viêm mũi mạn tính quá phát: Loại này thường xảy ra ở đối tượng là người lớn, chủ yếu do dị ứng, hoặc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại…gây viêm nhiễm lớp niêm mạc bên trong khoang mũi. Triệu chứng phổ biến thường gặp là ngạt mũi.

– Viêm mũi mạn tính xuất tiết: Chủ yếu thường gặp ở trẻ em, đặc biệt với những bé đã hoặc đang bị viêm amidan. Loại này có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, niêm mạc mũi bị phù nề, khó thở, ứ đọng nhiều dịch nhầy ở mũi…

1.1. Tại sao xuất hiện bệnh viêm mũi mãn tính?

Bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và xảy ra ở nhiều đối tượng, cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Theo nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân mắc viêm mũi mạn tính là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

– Do môi trường: Môi trường sống và làm việc ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Nếu môi trường xung quanh bạn bụi bẩn, khói bụi nhiều và phải tiếp xúc với chất độc hại, rất dễ gây viêm, nhiễm khuẩn xoang mũi.

– Do di truyền: Theo nghiên cứu, trong gia đình hoặc người thân từng có tiền sử mắc viêm mũi thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh.

– Do cơ địa dị ứng: Một số người dễ bị dị ứng với phấn hoa, lông vật nuôi hoặc nấm mốc…

– Do hậu phẫu thuật: Những người từng phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi…đều có nguy cơ mắc viêm mũi.  

viêm mũi mãn tính

Một số người bị dị ứng với các vật thể như lông vật nuôi, phấn hoa…dẫn đến viêm mũi

1.2. Viêm mũi mãn tính có gây nguy hiểm gì với người bệnh không?

Viêm mũi là một bệnh lý thuộc tai – mũi – họng rất dễ điều trị. Tuy nhiên do các triệu chứng bệnh nhẹ mà nhiều người có tâm lý chủ quan. Vì vậy, với bệnh viêm mũi mạn tính lâu ngày mà không có biện pháp điều trị sẽ gây ra một số bệnh nặng như viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm màng não và các vấn đề sức khỏe khác. 

Đặc biệt nghiêm trọng nếu bệnh gây ra một số biến chứng sau:

– Ung thư mũi: Bệnh viêm mũi nếu để lâu ngày không điều trị rất dễ biến chứng thành ác tính, khó chữa trị và phát triển thành ung thư.

– Ngủ ngáy nhiều: Tình trạng ngạt mũi kéo dài do dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi khiến bệnh nhân hít thở khó khăn, thở bằng miệng nên gây ra hiện trạng ngủ ngáy. Trong trường hợp thở bằng miệng mà lượng oxy không cung cấp đủ lên não có thể gây nhồi máu não, nghiêm trọng hơn là đột tử.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt: Các triệu chứng viêm mũi có thể gây khó chịu cho người bệnh, làm tâm trạng lúc nào cũng trở nên cáu gắt, stress, căng thẳng.

– Xuất hiện polyp mũi: Đây được coi là tình trạng nghiêm trọng do bệnh viêm mũi mạn tính gây ra. Trường hợp polyp tăng trưởng to, phì đại che lấp mất cửa cánh mũi sẽ khiến người bệnh khó thở, dẫn đến ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.

– Nhiễm trùng tai giữa: Khi chất nhầy trong mũi dày đặc gây tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến tai giữa.

biến chứng nguy hiểm của viêm mũi

Ung thư mũi là một trong những biến chứng nguy hiểm do viêm mũi gây ra nếu không được điều trị sớm

 

2. Phương pháp điều trị viêm mũi mạn tính phổ biến

Hiện nay, việc điều trị viêm mũi mạn tính đã không còn trở nên khó khăn nhờ ứng dụng nền y học tiên tiến cùng các trang thiết bị máy móc hỗ trợ. Đặc biệt, có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục và chữa trị bệnh tùy theo từng trường hợp bệnh nhân. Có thể kể đến như:

– Sử dụng thuốc điều trị: Đối với tình trạng viêm mũi tiến triển chưa nặng lắm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm tình trạng viêm mũi, ngạt mũi. Lưu ý là bạn nên áp dụng theo đơn kê của bác sĩ, không nên tự ý điều trị tránh dị ứng hoặc có tác dụng phụ với thuốc. Mặc dù bệnh thuộc dạng nhẹ nhưng vẫn nên cẩn thận đối với sức khỏe của mình.

– Phẫu thuật mũi: Viêm mũi có thể là do cấu trúc mũi bị tổn thương như vẹo vách ngăn mũi hoặc xuất hiện polyp mũi. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mũi để can thiệp. Phương pháp này chỉ là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

– Mẹo khắc phục tại nhà: Người bệnh nên vệ sinh mũi thường xuyên bằng dung dịch muối pha loãng. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tránh bụi bẩn hoặc các vi khuẩn tấn công bên trong xoang mũi. Bên cạnh đó, tránh tình trạng khô mũi bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm không khí. Đặc biệt, hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, uống nhiều nước lọc sẽ giúp giảm viêm và giảm chất dịch nhầy tiết trong mũi.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về bệnh viêm mũi mãn tính.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top