Viêm xoang mạn tính là tình trạng các khoang trong hốc xoang bị viêm nhiễm và phù nề, kéo dài trên 8 tuần dù đã dùng thuốc và tích cực điều trị nhưng không khỏi. Viêm mũi xoang mạn tính có thể xuất hiện sau khi viêm mũi xoang cấp tính không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm. Bệnh ảnh hưởng tới chức năng thở nên người bệnh cần đi khám và điều trị ngay.
Viêm xoang mạn tính là tình trạng các khoang trong hốc xoang bị viêm nhiễm và phù nề, kéo dài trên 8 tuần
Các khối u nhỏ trong xoang hay khoang mũi: Các khối u này làm hẹp lối lưu thông của dịch, khiến dịch bị tắc và ứ lại.
Dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt với các tác nhân xâm nhập đường hô hấp như: bụi, phấn hoa, lông động vật… thường dễ khiến người bệnh mắc viêm mũi xoang. Do phản ứng dị ứng gây phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch trong xoang.
Vẹo vách ngăn mũi: Làm hạn chế hoặc chặn lối đi của dịch từ xoang xuống.
Chấn thương vùng hàm mặt: Gây vỡ xoang, vừa chảy máu vừa làm tăng lượng dịch trong xoang và cản trở dòng chảy của dịch.
Viêm đường hô hấp trên: Các bệnh như viêm họng, viêm mũi,… làm niêm mạc vùng mũi, họng phù nề, tăng tiết dịch khiến dịch từ trên xoang xuống bị ứ lại. Các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, nấm,… cũng có thể xâm nhập lên trên xoang, gây nhiễm trùng.
Các triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính tương tự như viêm xoang cấp, nhưng thường kéo dài hơn (trên 8 tuần) hoặc tái đi tái lại nhiều lần.
Chảy mũi: Thường ở cả hai bên, dịch mủ đặc, màu xanh hoặc vàng. Dịch có thể chảy ra mũi phía trước hay phía sau xuống họng. Dấu hiệu này thường xảy ra nhiều hơn về sáng.
Ngạt, tắc mũi: Do dịch ứ lại khiến người bệnh không thở được bằng miệng.
Đau nhức, sưng vùng quanh mắt, má, mũi hoặc trán. Đau có thể lan đến đỉnh đầu hoặc lan xuống hàm. Đau nhức thường xuất hiện nhiều vào buổi trưa và chiều
Khi bị viêm mũi xoang mạn tính, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng chảy nước mũi, ngạt, tắc mũi
Khi mắc viêm mũi xoang mạn tính, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng chảy nước mũi, ngạt, tắc mũi
Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Đau tai, đau xương hàm và răng hàm trên, đau họng, ho, hơi thở hôi, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn,…
Viêm mũi xoang mạn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng sau:
Các bệnh đường hô hấp mạn tính: Hen suyễn, viêm phế quản mạn tính,…
Giảm thị lực: Viêm tấy ổ mắt, viêm dây thần kinh thị giác… Nếu bị nặng người bệnh có nguy cơ đối mặt với tình trạng mù lòa.
Viêm màng não, viêm xoang tĩnh mạch dọc trên, áp xe não…
Chứng phình động mạch hoặc cục máu đông gây ra khi viêm tắc tĩnh mạch quanh xoang, làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu cho não, trong một số trường hợp có thể dẫn tới đột quỵ.
Mục tiêu điều trị viêm mũi xoang mạn tính là làm giảm các đợt viêm xoang, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, làm giảm triệu chứng bệnh.
Trong điều trị viêm xoang mạn tính, có thể người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như:
Nước muối xịt mũi, xịt vào mũi nhiều lần trong ngày để rửa mũi.
Corticosteroid xịt mũi, dạng uống hoặc tiêm
Thuốc thông mũi, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, chống dị ứng…
Lưu ý: Người bệnh không được tự ý dùng thuốc chữa viêm xoang mũi dị ứng. Cần đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai mũi họng để được chẩn đoán và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tránh nhiễm trùng hô hấp trên bằng cách mặc ấm khi thời tiết chuyển mùa.
Tránh khói thuốc lá và không khí bị ô nhiễm. Khói thuốc lá và các chất gây ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng và dẫn đến viêm phổi và mũi.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đặc biệt là trước các bữa ăn.
Tăng cường dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Hạn chế rượu bia.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh