Khi thận bắt đầu suy yếu, bạn sẽ phải trải qua các giai đoạn tiến triển của mất chức năng thận. Những giai đoạn này được chia từ 1 đến 5 của bệnh thận mạn. Giai đoạn 5 là giai đoạn xấu nhất, khi hầu hết người bệnh cần lọc thận hoặc ghép thận. Tuy nhiên, không phải ai bị bệnh thận nhẹ (giai đoạn 1-3) đều tiến triển đến giai đoạn 5.
Bệnh thận đi cùng với rất nhiều biến chứng.
Trong giai đoạn đầu của bệnh thận mạn, những biến chứng này có thể điều trị được với thuốc. Những biến chứng có thể được điều trị như tăng huyết áp, rối loạn điện giải, phù (thường xảy ra ở bệnh thận mạn). Tuy nhiên, nếu bệnh thận tiến triển nặng hoặc bệnh thận mạn rơi vào giai đoạn 5, những biến chứng này sẽ trở nên khó điều trị hơn nếu chỉ dùng thuốc. Ở thời điểm này, bạn không cần ghép thận (hoặc nếu bạn không đủ điều kiện), bạn sẽ cần lọc thận.
Lọc thận cách thay thế một số chức năng của thận bằng cách nhân tạo. Thận thực hiện rất nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể, nhiều hơn việc chỉ tạo ra nước tiểu:
Lọc thận với mục đích thay thế một số chức năng, không phải tất cả những chức năng này.
Lọc thận được thực hiện như thế nào tùy thuộc vào loại lọc thận. Một kĩ thuật (phổ biến nhất ở Mỹ) đó là lọc máu. Khi lọc máu, máu của bệnh nhân được lấy để lọc và tuần hoàn qua máy lọc bắt chước chức năng lọc của thận. Khi máu đi qua máy lọc, máu sạch sẽ được đưa lại vào cơ thể. Lọc máu thường được thực hiện ở các trung tâm, với tuần suất khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần thực hiện trong khoảng 3-4 giờ (phụ thuộc vào từng bệnh nhân). Tuy nhiên, lọc máu cũng có thể được thực hiện ở nhà. Kĩ thuật này có thể được thực hiện đến 5-7 lần/tuần, nhưng mỗi lần thường ngắn hơn khoảng 2-4 giờ.
Một loại lọc thận nữa cũng được thực hiện ở nhà đó là lọc màng bụng. Màng bụng là khoang ổ bụng. Trong phương thức này, một ống catheter được đặt vào màng bụng bệnh nhân qua thành bụng. Dịch lọc sạch được truyền vào màng bụng, và dịch ở trong đó vài tiếng để lọc sạch chất độc. Sau đó dịch bẩn được chảy ra, và dịch sạch được đưa vào. Quá trình này được lặp lại nhiều lần, và sau đó vào buổi sáng, bệnh nhân tháo máy và buộc catheter lại.
Cầu mạch máu (Shunt) là vị trí nơi hai ống kim được đưa vào bệnh nhân lọc máu (bệnh nhân lọc màng bụng không cần shunt, nhưng cần một ống thông đường tiểu (catheter) cố định ở bụng). Khi đó, một kim sẽ đưa máu từ cơ thể vào máy lọc, kim còn lại sẽ trả lại máu từ máy lọc vào người bệnh nhân.
Shunt là sự kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Kỹ thuật này được đặt bởi bác sĩ – người sử dụng chính tĩnh mạch của bạn để tạo nên sự liên kết này (còn được gọi là đường rò) hoặc sử dụng một ống giả.
Đương nhiên là có, cả lọc màng bụng và lọc máu tại nhà có thể được thực hiện tại nhà. Bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện việc này trong vòng một vài tuần. Khi bạn đã thuần thục, họ sẽ để bạn tự làm tại nhà.
Dù vậy, bạn vẫn cần theo dõi bởi bác sĩ , và bạn hãy gọi cho bác sĩ nếu có vấn đề. Y tá sẽ lên kế hoạch đến nhà bạn thường xuyên trong trường hợp không thể nói chuyện qua điện thoại.
Từ phương diện y học, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định phương thức nào là cần thiết hơn loại khác. Lọc máu tại nhà thường được ưa thích hơn với những bệnh nhân không thể tự chăm sóc bản thân, và không muốn gắn chặt với bệnh viên. Lọc máu tại nhà cũng cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân hơn do họ không cần thường xuyên đến trung tâm. Tuy nhiên bạn cần có trách nhiệm với chính sức khỏe của mình.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh