Lọc màng bụng cấp cứu là một trong những biện pháp điều trị thay thế thận cấp cứu cho những người bệnh bị suy thận cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiệu quả lọc được tạo ra do sự trao đổi một số chất giữa máu và dịch lọc trong ổ bụng thông qua màng bán thấm là màng bụng.
Kỹ thuật đặt catheter lọc màng bụng cấp cứu là đặt catheter vào ổ bụng để thiết lập đường dẫn dịch lọc màng bụng vào ổ bụng nhờ đó tiến hành lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc).
Có nhiều cách đặt catheter vào ổ bụng với những ưu nhược điểm khác nhau, để lọc màng bụng cấp cứu thường tiến hành đặt catheter lọc màng bụng qua da.
Khi người bệnh bị suy thận cấp có chỉ định lọc máu cấp cứu.
Người bệnh đã có can thiệp ngoại khoa trong ổ bụng.
Người bệnh có tình trạng viêm phúc mạc.
Hiện đang bị nhiễm trùng ngoài da.
01 bác sĩ, 01 điều dưỡng
Bộ catheter Quinton hoặc Tenckhoff thẳng 1 cuff hoặc 2 cuff: 01 bộ
Bộ dụng cụ đặt catheter bao gồm:
Trocar kim loại: 01 cái
Kim nong: 01 cái
Dẫn đường kim loại: 01 cái
Dao rạch da mở đường: 01 cái
Bơm kim tiêm 5ml: 02 cái
Gạc vô trùng: 01 gói (5 miếng)
Bộ dây dẫn dịch nối với túi dịch lọc: 01 cái
Dịch lọc màng bụng loại 1.5%: 01 túi
Heparin 25000 UI: 01 lọ
Thuốc gây tê lidocain 2%: 02 ống
Dung dịch sát trùng betadine 10%: 01 lọ
Găng vô khuẩn: 04 đôi
Áo mổ: 02 cái
Kỹ thuật đặt catheter lọc màng bụng qua da được tiến hành trong phòng thủ thuật đảm bảo vô trùng.
Được giải thích về phương pháp điều trị và cách thức đặt catheter để đưa dịch lọc vào ổ bụng, ký giấy cam kết.
Thụt tháo trước đó.
Đi tiểu hết.
Kháng sinh dự phòng nhiễm trùng nhóm cephalosporin thế hệ I liều duy nhất.
Vệ sinh và sát trùng toàn bộ vùng da bụng.
Kiểm tra đủ thủ tục hành chính.
Xem có đầy đủ thủ tục hành chính trước khi tiến hành thủ thuật.
Tình trạng lâm sàng, chỉ định và chống chỉ định.
Xác định vị trí trên đường trắng giữa, dưới rốn 2 cm
Gây tê tại chỗ
Rạch da mở đường vào ổ bụng vừa lỗ troca (1 cm)
Nong đường vào
Đưa catheter có nòng kim loại vào ổ bụng đi sát thành bụng, hướng về phía túi cùng Douglas cho đến khi người bệnh có cảm giác tức vùng hạ vị. Rút kim nòng kim loại ra khỏi lòng catheter.
Khâu cố định catheter với thành bụng.
Nối catheter với bộ dây nối với túi dịch lọc màng bụng.
Cho dịch chảy vào ổ bụng với số lượng 1500 ml-2000 ml/túi có pha heparrin 1000 UI/túi. Xả dịch ra ngay cho đến khi dịch trong.
Theo dõi tình trạng bụng ngoại khoa, thủng ruột, rò rỉ dịch, màu sắc dịch, sốt, cân bằng dịch, điện giải…
Đau, chảy máu vào trong ổ bụng, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng,…
Tùy vào từng tai biến để có biện pháp xử trí kịp thời.
Abdel - Aal AK, Joshi AK et all. (2009) Fluoroscopic and sonographic guidance to place peritoneal catheters: how we do it. Am J Roentgerol 192: 1085 - 1089.
Alvarez AC, Salman L et al. (2009) Peritoneal dialysis catheter insertion by interventional nephrologists. Adv Chronic Kidney Dis 16: 378 -385.
Stegmayr B, (2006) Advantages and disadvantages of surgical placement of PD catheters with regard to other methods. Int J Artif Organs 29: 95-100.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh