Tại sao khi sốc phản vệ lại tụt huyết áp và hạ thân nhiệt ?

Nội dung

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Phản ứng này có thể xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với các chất dị ứng (dị nguyên) như thuốc, nhựa mủ, nọc độc, ong chích, kiến đốt,… hay là những thực phẩm hàng ngày không phù hợp với cơ thể mỗi người như: Cá ngừ, tôm, tép, ốc, trứng, sữa, khoai tây, đậu phộng, đậu nành,…. 

Sốc phản vệ khiến hệ thống miễn dịch giải phóng một lượng lớn chất trung gian hóa học có thể gây sốc, huyết áp giảm đột ngột, bít hẹp đường thở, gây khó thở. 

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng sốc phản vệ bao gồm: Cảm giác chóng mặt, xây xẩm đứng không vững do hạ huyết áp, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhẹ khó bắt, phát ban trên da; buồn nôn và nôn. Sốc phản vệ cần được cấp cứu khẩn cấp để tránh nguy cơ có thể gây tử vong.

 

Cơ chế sinh ra sốc phản vệ trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 - giai đoạn mẫn cảm: Khi dị nguyên đi vào cơ thể, tình trạng sốc phản vệ bắt đầu xảy ra. Dị nguyên đi vào cơ thể qua đường tiêm truyền hoặc có thể do ăn uống, do hít phải hoặc tiếp xúc qua da, tại đây dị nguyên gặp đại thực bào. Đại thực bào được hoạt hóa, các thông tin được truyền qua ARN và tiết ra chất interleukin (IL 1). TCD4 được hoạt hóa bởi IL1, với sự tham gia của các phức hợp chuyển lớp 1 và 3, thứ lớp của TCD4 là TH1 và TH2 bị tác động.

Vai trò của TH2 được thể hiện một cách rõ rệt trong trường hợp bị sốc phản vệ do thuốc, với sự tham gia của IL 4 và IL5 dẫn đến sự sản sinh IgE.

Kháng thể IgE từ tế bào plasma chui qua màng tương báo và được gắn trên bề mặt của dưỡng bào.

Giai đoạn 2 - giai đoạn hóa sinh bệnh: dị nguyên kết hợp với IgE giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian: serotonin, histamin...

Giai đoạn 3 - giai đoạn sinh lý bệnh: Các hoạt chất trung gian gây tác động khiến cho động mạch bị giãn, huyết áp giảm, phế quản bị co thắt gây nên những cơn đau ở vùng bụng, động mạch não bị co khiến cảm thấy đau đầu, choáng hoặc có thể là hôn mê.

Hậu quả của cơ chế này chính là tăng tính thẩm thấu mao quản và việc nhạy cảm quá mức của phế quản khiến cho mạch ngoại biên bị giãn, tính thẩm thấu thành mạch tăng, thể tích tuần hoàn bị giảm dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, hoạt động của cơ tim bị ảnh hưởng bên cạnh đó phế quản bị co thắt thanh quản bị phù nề, đường hô hấp bị hẹp lại gây nên tình trạng suy hô hấp cấp.

 

Biến chứng nguy hiểm của sốc phản vệ

Sốc phản vệ là tình trạng y khoa vô cùng nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng tắc đường thở, khiến bạn không thở được. Đây cũng là yếu tố khiến tim có thể ngừng đập do huyết áp giảm khiến tim không nhận đủ oxy.

Những tình trạng này có thể góp phần vào các biến chứng tiềm ẩn như (3):

  • Tổn thương não;
  • Suy thận;
  • Sốc tim (tim không bơm đủ máu cho cơ thể);
  • Loạn nhịp tim, nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Tử vong.

Trong một số trường hợp, các tình trạng y tế tiềm ẩn, vốn có trước đó sẽ trở nên tồi tệ hơn, bao gồm các vấn đề của hệ hô hấp (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khiến người bệnh đối diện nguy cơ thiếu oxy, nhanh chóng gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho phổi); làm tăng nặng các triệu chứng ở người bị bệnh đa xơ cứng… Do đó, điều trị sốc phản vệ càng sớm, người bệnh càng ít gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

return to top