Thượng phẩm Trà Hổ Tiêu Nham Nhục Quế, tại khu trồng trà Hổ Tiêu Nham.Sấy than củi theo phương pháp truyền thống. Trà có hương trái cây, vị vỏ quế cay cay
Trà Nhục Quế tính ấm, có tác dụng giảm lạnh, giảm đau, ấm tì vị, thông huyết mạch, mùa đông uống Nhục Quế giúp ấm người, uống sau bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa.
Hổ Tiêu Nham nằm ở phía nam Nhị Khúc Khê của Cửu Khúc Khê (dòng sông có 9 khúc) thuộc vùng núi Vũ Di, Phúc Kiến, Trung Quốc. Vách núi ở dây dựng đứng, danh lam thắng cảnh có Thiên Thành Thiền Viện, Ngữ Nhi Thuyền, Bất Lãng Châu. Tương truyền thời cổ có tiên nhân cưỡi hổ huýt sáo trên vách núi nên có tên gọi “Hổ Tiêu Nham”, cũng có người nói do trên vách núi có một cái hang lớn, mỗi khi có gió thổi qua sẽ có âm thanh như hổ gầm, nên gọi là “Hổ Tiêu Nham” (tiêu có nghĩa là huýt sáo, tạo âm thanh).
Hổ Tiêu Nham Nhục Quế khi mới uống có vị chát, thậm chí hơi cay, nhưng thường sẽ trở lại vị ngọt nhanh chóng, đọng lại lâu và dư vị bất tận. Hương thơm của lá trà cũng có ảnh hưởng bởi môi trường sinh trưởng. Nếu bỏ qua mùi hương của củi lửa, hơi thở của núi non, đặc trưng của Hổ Tiêu Nham Nhục Quế là đậm đà, tổng hợp lại chính là sự bá khí. Sau khi pha 4-5 lần bá khí không giảm, hương trà thanh khiết còn dần tỏa thêm, vị cay dần chuyển thành hương hoa quế và hương đào.
Nhục Quế thuộc dòng nham trà (trà than bồi) có mùi khói than nhẹ nhàng đặc trưng của nham trà, vị nước ngọt thanh. Nhục quế Nham Trà được mệnh danh là “kỳ hương”. Khi pha nước đầu tiên hương thơm dậy lên đánh thức khứu giác, hương sắc và nồng. Trà có vị chát, cay nhẹ, nhưng hậu vị đến rất nhanh và sâu, dịu ngọt. Nhục Quế ngoài các đặc điểm của nham trà, nổi bật về hương thơm cay, lưu hương lâu.