Thoái hóa cột sống thắt lưng (tên tiếng Anh – Lumbar Degenerative Disease) là bệnh lý xương khớp mãn tính tiến triển chậm, tăng từ từ về cấp độ, gây đau âm ỉ không dứt, yếu cơ hai chân, mất thăng bằng, và khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động do cột sống thắt lưng bị biến dạng trong khi không có biểu hiện viêm.
Đảm nhiệm chức năng nâng đỡ sức nặng của cơ thể, tạo đường cong và hình thành bộ “áo giáp” để các cơ quan nội tạng trong cơ thể bám vào, 5 đốt sống ở thắt lưng (được ký hiệu từ L1 – L5) là đối tượng dễ bị “hao mòn” trên xương sống. Đặc điểm giúp phân biệt là các đốt sống thắt lưng là không có lỗ ngang như đốt sống cổ, và không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực.
Tổn thương cơ bản của thoái hóa đốt sống lưng là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái, đồng thời phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch cũng có những thay đổi về cấu trúc do đĩa đệm mất nước, già cỗi.
Cơ thể con người có 33 đốt sống, được chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: ký hiệu C1 - C7, gồm 7 đốt sống cổ.
- Nhóm 2: ký hiệu D1 - D12, gồm 12 đốt sống lưng.
- Nhóm 3: ký hiệu L1 - L5, gồm 5 đốt sống thắt lưng.
- Nhóm 4: ký hiệu S1 - S5, gồm 5 đốt sống hông.
- Nhóm 5: là 4 đốt xương cụt.
Dựa vào phân loại nhóm trên đây có thể thấy rằng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là thoát vị xảy ra ở 2 đốt sống thấp nhất đốt sống lưng, được kí hiệu là L4 và L5. Bệnh xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm giữa hai đốt sống này bị thoát ra bên ngoài và chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức cột sống cho người bệnh.
Hai đốt L4 và L5 có nhiệm vụ hỗ trợ phần trên cơ thể để trong việc thực hiện các động tác xoay, gập hoặc vặn người. Ngoài ra, chính hai đốt này cũng duy trì đường cong tự nhiên của cột sống để tạo tư thế đứng thẳng cho cơ thể.
Do nằm nằm ở vị trí thấp nhất của thắt lưng nên L4, L5 phải chịu nhiều áp lực từ phần thân trên của cơ thể và đây chính là lý do khiến cho nó dễ bị thoái hóa, bị tổn thương. Mặt khác, đây cũng là 2 đốt liên kết với nhiều bộ phận trong cơ thể nên nếu khi xảy ra tình trạng thoái hóa sẽ dễ gây nên các bệnh lý khác ở cột sống.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có triệu chứng điển hình là các cơn đau triền miên ở cột sống cổ và thắt lưng. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ gặp một số triệu chứng như:
- Chân và cánh tay đau dữ dội, đôi khi đau ở bả vai rồi lan dần xuống dưới chân nếu người bệnh hắt hơi hoặc ho.
- Hông và thắt lưng bị đau dây thần kinh tọa sau đó cơn đau lan dần xuống phần đùi và ngón chân.
- Dây thần kinh bị ảnh hưởng nên tạo ra cảm giác ngứa ran và tê bì như bị điện giật ở phía bên cơ thể hoạt động.
- Cơ ở vùng bị chi phối bởi các dây thần kinh bị teo và yếu vì bị chèn ép lâu ngày.
- Mệt mỏi và sa sút tinh thần vì cơ bắp yếu dần, di chuyển ngày càng khó khăn.
Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể:
- Điều trị không cần phẫu thuật
Phương pháp này áp dụng với bệnh ở giai đoạn đầu. Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số cách:
+ Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng bị thoát vị với mục đích giảm đau.
+ Dùng thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn.
+ Massage kết hợp với vật lý trị liệu.
+ Châm cứu.
+ Đeo đai lưng chữa thoát vị đĩa đệm.
+ Tiêm bên ngoài màng cứng.
- Điều trị phẫu thuật
Áp dụng khi đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả, cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 làm giảm sút nghiêm trọng cuộc sống của bệnh nhân. Các trường hợp bị suy giảm ruột, chức năng bàng quang suy yếu, tê và yếu chân do thoát vị đĩa đệm cũng được điều trị bằng phương pháp này.
Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng là:
+ Cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ đĩa đệm đang gây áp lực cho rễ thần kinh.
+ Phẫu thuật bằng vết mổ nhỏ trên da dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi.
+ Thay đĩa đệm nhân tạo.
+ Phẫu thuật hợp nhất đốt sống bằng vật liệu mảnh ghép xương sau đó dùng nẹp, đinh hoặc vít để cố định xương.