Mang thai ở tuổi vị thành niên

Mang thai và trở thành một người mẹ không chỉ tạo ra những thay đổi về thể chất. Các bà mẹ tuổi vị thành niên cũng trải qua những thay đổi về tinh thần, đối mặt với căng thẳng đến từ:

  • Những đêm không ngủ
  • Chuẩn bị mọi thứ để chăm sóc em bé
  • Khám bác sĩ định kì
  • Cố gắng hoàn thành chương trình học tập

Không phải tất cả nhưng có rất nhiều các bà mẹ vị thành niên bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về tinh thần và thể chất. Nếu bạn gặp những thay đổi về sức khỏe tâm thần sau khi sinh, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân và hỗ trợ y tế.

Nghiên cứu về thai kỳ tuổi vị thành niên

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics đã nghiên cứu hơn 6.000 phụ nữ Canada, trong độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trưởng thành. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các bé gái khác nhau, từ 15 đến 19 tuổi bị trầm cảm sau sinh với tỷ lệ cao gấp hai lần so với phụ nữ từ 25 tuổi trở lên.

Một nghiên cứu khác báo cáo rằng các bà mẹ tuổi vị thành niên phải đối mặt với mức độ căng thẳng đáng kể mà sau đó có thể dẫn đến gia tăng những vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Bà mẹ tuổi vị thành niên cũng có tỷ lệ tự sát cao hơn những người bạn khác cùng lứa tuổi. Các bà mẹ tuổi vị thành niên có nhiều khả năng bị rối loạn stress sau chấn thương (PTSD) hơn các bạn nữ khác.

 

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở các bà mẹ tuổi vị thành niên

Các bà mẹ tuổi vị thành niên có thể phải đối mặt với một số tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan đến việc sinh con và là một người mẹ mới.

  • “Baby blues”: “Bayby blues” là khi một người phụ nữ xuất hiện triệu chứng trong một đến hai tuần sau khi sinh. Những triệu chứng này bao gồm thay đổi tâm trạng, lo lắng, buồn bã, khó tập trung, ăn uống khó khăn và khó ngủ.
  • Trầm cảm: Là một bà mẹ tuổi vị thành niên là một yếu tố nguy cơ của trầm cảm. Nếu một người mẹ sinh con trước 37 tuần hoặc gặp biến chứng, nguy cơ trầm cảm có thể tăng lên.
  • Trầm cảm sau sinh: trầm cảm sau sinh liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với “baby blues”. Các bà mẹ tuổi vị thành niên có khả năng bị trầm cảm sau sinh nhiều gấp hai lần so với phụ nữ trưởng thành. Phụ nữ đôi khi nhầm lẫn trầm cảm sau sinh với “baby blues”. “Baby blues” sẽ biến mất sau một vài tuần. Các triệu chứng trầm cảm sẽ không như vậy.

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh bao gồm:

  • Khó kết nối với em bé
  • Mệt mỏi quá mức
  • Cảm thấy vô dụng
  • Lo lắng
  • Hoảng sợ
  • Suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc con bạn
  • Gặp khó khăn khi thực hiện các công việc bạn đã từng làm

Nếu bạn trải qua những điều này sau khi sinh, bạn cần được hỗ trợ. Điều quan trọng cần biết là bạn không đơn độc.

 

Các yếu tố nguy cơ cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Các bà mẹ vị thành niên thường dễ rơi vào các nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:

  • Có cha mẹ có trình độ học vấn thấp
  • Tiền sử bị lạm dụng
  • Mối quan hệ xã hội bị giới hạn
  • Sống trong môi trường gia đình hỗn loạn và không ổn định
  • Sống trong cộng đồng có thu nhập thấp

Ngoài những yếu tố này, các bà mẹ vị thành niên có nhiều khả năng gặp phải những mức độ căng thẳng đáng kể có thể làm tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần.

Nhưng có một số yếu tố giúp giảm khả năng một bà mẹ tuổi vị thành niên mắc vấn đề về tâm thần. Nếu một bà mẹ tuổi vị thành niên có một mối quan hệ hỗ trợ với mẹ của mình và cha của đứa trẻ, nguy cơ của bà mẹ trẻ sẽ giảm đi.

 

Các yếu tố khác

Tài chính

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ Mỹ, cha mẹ vị thành niên thường không hoàn thành được trình độ giáo dục cao hơn. Họ thường bị hạn chế về kinh tế hơn các bậc cha mẹ đã trưởng thành.

Khoảng một nửa số bà mẹ tuổi vị thành niên nhận bằng tốt nghiệp trung học của họ ở tuổi 22. Chỉ có 10 phần trăm các bà mẹ tuổi teen hoàn thành trong hai hoặc bốn năm. Mặc dù có ngoại lệ, việc hoàn thành trung học phổ thông và giáo dục đại học thường ảnh hưởng quan trọng đến khả năng kiếm thêm thu nhập nhiều hơn trong suốt cuộc đời.

Sức khoẻ thể chất

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, các bà mẹ vị thành niên có sức khỏe thể chất kém nhất trong các phụ nữ được nghiên cứu, bao gồm cả những phụ nữ đã quan hệ tình dục không được bảo vệ. Các bà mẹ vị thành niên có thể bỏ bê sức khỏe thể chất của mình trong khi phải chăm sóc cho con. Họ cũng có thể hạn chế khả năng tiếp cận và hiểu biết về thực phẩm và ăn uống lành mạnh. Họ cũng có nhiều khả năng bị béo phì.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kì, nguy cơ mắc những vấn đề sau sẽ cao hơn khi mang thai ở tuổi vị thành niên:

  • Tiền sản giật
  • Thiếu máu
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Sinh non
  • Sinh con nhẹ cân

Tác động đến đứa trẻ

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, trẻ em sinh ra từ cha mẹ vị thành niên phải đối mặt với những thách thức lớn hơn trong suốt cuộc sống của chúng. Những thách thức này bao gồm nhận được ít giáo dục, sức khỏe hành vi và thể chất thường tồi tệ hơn.

Theo Youth.gov, các ảnh hưởng khác đối với con của một bà mẹ vị thành niên bao gồm:

  • Nguy cơ nhẹ cân và sinh non cao hơn
  • Ít sự chuẩn bị khi vào trường mẫu giáo
  • Có nhiều khả năng gặp các vấn đề về pháp luật tội phạm trong thời niên thiếu
  • Có nhiều khả năng bỏ học
  • Có nhiều khả năng bị thất nghiệp hoặc phải lao động khi còn rất nhỏ

Những hiệu ứng này có thể ảnh hưởng như một chu kỳ bền vững đến các bà mẹ vị thành niên và con của họ.

​Tương lai

Làm mẹ khi tuổi còn nhỏ không có nghĩa là người phụ nữ sẽ không thành công trong cuộc sống. Nhưng điều quan trọng là các bà mẹ trẻ cần xem xét kĩ càng những vấn đề liên quan đến sức khỏe tổng thể, ổn định tài chính, và sức khỏe của con mình.

Các bà mẹ trẻ nên nói chuyện với cha mẹ mình và những người thân yêu có khả năng hỗ trợ để tìm được sự giúp đỡ phù hợp.

 

Lời khuyên cho các bà mẹ tuổi teen

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh thực sự có thể cải thiện sức khỏe tâm thần. Điều này bao gồm sự hỗ trợ của:

  • Cha mẹ
  • Ông bà
  • Bạn bè
  • Người thân
  • Bác sĩ

Điều quan trọng là các bà mẹ tuổi teen cần đặc thăm khám sức khỏe thai kì từ sớm trong ba tháng đầu tiên. Sự hỗ trợ này giúp cho sức khỏe của bạn và con tốt hơn, cả trong quá trình mang thai và sau đó.

Các bà mẹ vị thành niên có nhiều khả năng có sức khỏe tinh thần và kết quả tài chính tích cực hơn khi họ học xong trung học. Nhiều trường trung học cung cấp các chương trình hoặc sẽ sắp xếp để giúp các bà mẹ trẻ hoàn thành việc học của mình. Việc tiếp tục học là điều rất quan trọng đối với tương lai của một bà mẹ tuổi vị thành niên và đứa con của họ.

 

Tổng kết

Các bà mẹ tuổi vị thành niên có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề về sức khỏe tâm thần so với các bà mẹ đã trưởng thành. Nhận thức được những nguy cơ và biết tìm kiếm sự hỗ trợ có thể làm giảm bớt căng thẳng và áp lực.

Là một người mẹ không dễ dàng, bất kể tuổi tác của bạn. Khi bạn là một người mẹ tuổi teen, đừng quên chăm sóc bản thân trong khi bạn chăm sóc cho em bé của mình.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top
Close menu