Bệnh nhân ung thư được xếp đối tượng nguy cơ cao của COVID-19. Ngoài ra còn các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng nặng nhiễm hoặc nặng của COVID-19 như hệ miễn dịch yếu, tuổi cao, và có bệnh nền kèm theo.
Nhóm bệnh nhân ung thư máu có thể có nguy cơ nhiễm trùng kéo dài và tử vong do COVID-19 cao hơn các khối u đặc. Vì bệnh nhân ung thư máu thường có sự suy giảm hay bất thường của các tế bào miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại virus.
Tiền sử đã mắc ung thư trước đó cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng nặng của COVID-19. Những bệnh nhân đã từng điều trị ung thư trong quá khứ cần trao đổi với các bác sỹ về những yếu tố nguy cơ này.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo: tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên đều nên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19, bao gồm cả người có bệnh nền và ung thư.
Nếu người bệnh đang điều trị ung thư bằng các phương pháp có tác dụng ức chế miễn dịch như hóa trị, tế bào gốc, ghép tủy hoặc liệu pháp tế bào thì bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn tiêm và đợi cho đến khi hệ thống miễn dịch được phục hồi lại; hoặc có thể đợi một vài tuần sau khi tiêm vaccine để điều trị ức chế miễn dịch.
Để bảo vệ bệnh nhân ung thư không mắc COVID-19, điều quan trọng không kém là gia đình của họ hay người chăm sóc cũng nên tiêm vaccine. Vaccine COVID-19 có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng và tử vong, bao gồm cả biến thể Delta. Ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, việc đeo khẩu trang và tránh tụ tập nơi đông người cũng là cách để ngăn ngừa mắc bệnh.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra vaccine COVID-19 có thể gây nổi hạch nách tạm thời. Tác dụng phụ này có thể gây nhầm lẫn với triệu chứng của ung thư vú. Vì vậy, một số hiệp hội khuyến cáo người bệnh nên đợi sau tiêm vaccine 4 – 6 tuần rồi sau đó chụp Xquang vú.
Người bệnh ung thư hoặc đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch có thể hiệu lực kém với vaccine hơn so với những người có hệ miễn dịch bình thường.
CDC khuyến cáo những người có tổn thương hệ miễn dịch từ mức độ trung bình đến nặng và đã tiêm 2 mũi vaccine COVID -19 (Prizer – BioNTech hoặc Moderna) có thể tiêm thêm mũi thứ 3 cùng loại. Theo CDC, nhóm người có thể cân nhắc tiêm bao gồm:
Bệnh nhân ung thư đã hoặc đang điều trị có bị tăng nguy cơ biến chứng do COVID-19 không?
Do sự suy giảm hệ miễn dịch, các bệnh nhân ung thư đã hoặc đang điều trị đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cao hơn khi nhiễm COVID-19. Điều này được báo cáo qua một nghiên cứu tổng hợp trên toàn quốc do Ủy ban sức khỏe quốc gia Trung Quốc thực hiện, phân tích số liệu từ 2007 bệnh nhân trong 575 bệnh viện thuộc 31 khu vực, tỉnh thành của Trung Quốc. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí The Lancet Oncology tháng 3 năm 2020. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều được xác chẩn dương tính với Covid-19 và phải điều trị tại viện trong đó có 18 bệnh nhân bị ung thư.
(Nguy cơ tiến triển nặng: (a) Giữa các nhóm bệnh nhân (b) theo thời gian giữa bệnh nhân ung thư và không bị ung thư)
Ngoài vaccine, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 là tránh tiếp xúc trực tiếp với virus. Những người thuộc nhóm bệnh nền có yếu tố nguy cơ cao có thể hạn chế tiếp xúc nơi đông người đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc để tránh lây nhiễm.
Một vài hoạt động ngăn chặn sự lây lan virus:
Nếu bạn có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm, bạn nên gọi đến trung tâm y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ và nên làm xét nghiệm sàng lọc.
https://www.cancer.gov/about-cancer/coronavirus/coronavirus-cancer-patient-information
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh