✴️ Gây tê khoang màng phổi giảm đau sau mổ ung thư vùng lồng ngực

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Đau sau phẫu thuật luôn gây ra những ảnh hưởng xấu tới người bệnh. Đặc biệt là các phẫu thuật ung thư phổi, lồng ngực, tiêu hóa….luôn là một trong những phẫu thuật gây đau lớn nhất.

Gây tê khoang Màng phổi là phương pháp đặt một catheter vào khoang màng phổi nhằm đưa thuốc tê vào giảm cảm giác đau sau phẫu thuật phổi, lồng ngực. Phương pháp này khá đơn giản, có thể thực hiện ở hầu hết các ca mổ phổi, lồng ngực.

Thuốc tê có thể được dùng bằng cách tiêm từng liều Bolus, hoặc tiêm liên tục qua xy lanh điện. Nhưng hiện nay phương pháp tốt nhất là tiêm theo sự điều khiển của người bệnh (Patient controlled Analgesia - PCA).

 

CHỈ ĐỊNH

Phẫu thuật phổi: Cắt u, cắt phân thùy phổi, cắt thùy phổi, cắt phổi, phẫu thuật cắt giảm phổi.

Các bệnh phổi do khối u, lao, áp xe,….

Phẫu thuật cắt u, tạo hình thực quản.

Phẫu thuật cắt u vùng trung thất, lồng ngực.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Nhiễm trùng tại chỗ

Nhiễm trùng phổi, màng phổi

Ung thư màng phổi

Người bệnh có rối loạn đông máu

Người bệnh tụt huyết áp, sốc, thiếu khối lượng tuần hoàn

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Người bác sỹ Gây mê hồi sức phối hợp với bác sỹ phẫu thuật viên cùng thực hiện.

Nhóm điều dưỡng chuẩn bị dụng cụ và phụ giúp.

Phương tiện

Các phương tiện hô hấp nhân tạo: Ô Xy, bóng ambu, Masque kín và hở các loại….

Các phương tiện, thuốc hồi sức cấp cứu luôn sẵn sàng để có thể sử dụng khi cần thiết.

Một bộ dụng cụ gây tê khoang lồng ngực bao gồm:

Một ống Prolongater, có thể thay thế bằng các loại khác như catheter, ống hút nhỏ…

Bơm tiêm: 50ml, 10ml, 20ml

1 lọ lidocain 1 

1 kẹp để sát trùng

6 - 8 miếng gạc vô trùng, 3 miếng toan vô trùng hoặc 1 toan lỗ

1- 2 đôi găng tay vô trùng

Tất cả các dụng cụ này đều phải được tiệt trùng bằng phương pháp hô hấp vô khuẩn.

Người bệnh

Được giải thích rõ, hướng dẫn tốt ngay từ trước khi mổ.

Vệ sinh sạch sẽ vùng tiến hành thủ thuật.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kỹ thuật đặt Catheter

Thông thường Catheter được đặt ngay trong mổ.

Thời điểm đặt catheter là sau khi thì phẫu thuật chính đã hoàn tất, chuẩn bị giáp xương sườn thì đặt.

Vị trí: Catheter được đặt dọc theo khoang liên sườn, (ngay khe liên sườn được dùng để mở lồng ngực) ở phía trong.

Đầu catheter đặt ở phía sau, đoạn catheter nằm trong lồng ngực được khoét nhiều lỗ để thuốc tê phân bố đều.

Cố định catheter. 

Khâu giáp xương sườn và đóng thành ngực.

Sử dụng thuốc tê

Liều bolus: mỗi loại thuốc dùng gây tê nên dùng nồng độ thấp và số lượng lớn, do vùng khoang màng phổi sau mổ lớn và sau mổ có hút liên tục. Vì thế cần chú ý để thay đổi liều thuốc cho phù hợp với lâm sàng.

Lidocain: Nồng độ 2  sử dụng từ 20 – 30 ml cho một lần tiêm, nhắc lại trong khoảng 4 – 6 giờ một lần. Có thể pha loãng giảm nồng độ và tăng thể tích bơm vào.

Bupivacain (Marcain): Nồng độ 0,5  sử dụng từ 20  ml cho một lần tiêm, nhắc lại trong khoảng 4 - 6 giờ một lần. Có thể pha loãng với nồng độ 0,25  và tăng thể tích bơm vào lên 30 - 40ml cho một lần tiêm..

Kỹ thuật PCA: Sử dụng máy PCA chạy 1 xy lanh nối với catheter ngoài màng cứng, có nút bấm cho người bệnh, khi đau người bệnh sẽ tự bấm. Máy sẽ tiêm theo những liều bác sỹ cài đặt sẵn cho máy. Khi đã tiêm tới liều tối đa được cài đặt máy sẽ không bơm dùng người bệnh bấm nút.

 

THEO DÕI

Theo dõi toàn trạng người bệnh, theo d i vùng mổ, vị trí catheter.

Theo dõi các thông số hô hấp tuần hoàn.

Monitoring: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, độ bão hòa Ôxy.

 

TAI BIẾN

Phương pháp này thực hiện khá đơn giản do đó thường ít tai biến.

Có thể gặp nhiễm trùng: Nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm khuẩn màng phổi. Xử trí bằng cách rút catheter.

Đứt dây catheter: Cần mở vết mổ ra gắp catheter ra ngoài.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top