Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến và nguy hiểm, xảy ra khi các tế bào bất thường tại niêm mạc dạ dày phát triển không kiểm soát, hình thành khối u ác tính.
Khối u có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong dạ dày như tâm vị, thân vị, hang vị hoặc lan rộng toàn bộ dạ dày, thậm chí di căn đến các cơ quan khác như gan, phổi, hạch bạch huyết và phúc mạc.
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ, nhưng nhiều yếu tố được chứng minh là tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): là yếu tố nguy cơ hàng đầu liên quan đến viêm teo niêm mạc, loét dạ dày và ung thư.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn mặn, thức ăn hun khói, muối chua, chứa nitrit/nitrat.
Sử dụng chất kích thích: hút thuốc lá, uống rượu bia làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ ác tính.
Tiền sử bệnh lý dạ dày: viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, polyp dạ dày, thiếu máu ác tính…
Yếu tố di truyền: có người thân mắc ung thư dạ dày, đột biến gen (như CDH1).
Tuổi tác và giới tính: nam giới và người >50 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường không có triệu chứng đặc hiệu, khiến bệnh dễ bị bỏ sót. Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu có thể bao gồm:
Đau vùng thượng vị âm ỉ, kéo dài, không đáp ứng điều trị thông thường.
Chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn.
Sụt cân nhanh chóng, không rõ nguyên nhân.
Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen (biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa).
Mệt mỏi, thiếu máu, da xanh xao.
Nuốt nghẹn (nếu khối u nằm gần tâm vị).
Việc chẩn đoán chính xác ung thư dạ dày dựa vào các phương pháp:
Là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất.
Quan sát trực tiếp tổn thương niêm mạc và vị trí khối u.
Sinh thiết mô nghi ngờ để xác định mô bệnh học và phân độ mô học.
Chụp CT scan bụng: đánh giá kích thước u, xâm lấn, di căn hạch.
Siêu âm nội soi (EUS): đánh giá mức độ xâm lấn thành dạ dày.
PET-CT (nếu cần): tầm soát di căn xa.
Tổng phân tích máu: phát hiện thiếu máu.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư: CEA, CA 19-9 (không đặc hiệu nhưng hỗ trợ theo dõi).
Ung thư dạ dày được phân chia theo hệ thống TNM (T - khối u, N - hạch, M - di căn) từ giai đoạn 0 đến IV. Giai đoạn càng sớm thì khả năng điều trị triệt để và tiên lượng càng tốt.
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u, thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm:
Là phương pháp chủ lực ở giai đoạn sớm hoặc khi có khả năng cắt bỏ hoàn toàn u.
Các hình thức: cắt dạ dày bán phần hoặc toàn phần, nạo hạch đi kèm.
Có thể kết hợp nội soi trong giai đoạn rất sớm (ESD, EMR).
Trước phẫu thuật (hóa trị tân hỗ trợ) để thu nhỏ khối u.
Sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát.
Hóa trị đơn thuần trong giai đoạn muộn hoặc di căn.
Áp dụng chọn lọc trong một số trường hợp đặc biệt.
Liệu pháp nhắm trúng đích (HER2, PD-L1) đang được nghiên cứu và ứng dụng tại một số trung tâm lớn.
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm qua nội soi định kỳ và tầm soát HP có thể giúp điều trị triệt để và cải thiện tiên lượng.
Người có các triệu chứng kéo dài, yếu tố nguy cơ cao hoặc tiền sử gia đình nên được khám và tầm soát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh