Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, một trong những biến chứng được quan tâm nhiều nhất là tình trạng tổn thương ở mạch máu hay còn gọi là biến chứng mạch máu ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu tổn thương mạch máu do bệnh tiểu đường gây nguy hiểm như thế nào?
Tổn thương mạch máu (nhỏ và/hoặc mạch máu lớn) hay bệnh mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường thường được nhắc đến là tình trạng tổn thương võng mạc mắt do tiểu đường (đái tháo đường) gây ra.
Mạch máu ở đằng sau mắt bị tổn thương, vữa xơ, phồng, xẹp, vôi hóa,… gây bệnh lý võng mạc mắt.
Ngoài ra, ở bệnh nhân tiểu đường còn nhắc đến ở bệnh lý mạch máu nhỏ ở thần kinh, bệnh mạch máu nhỏ ở thận do biến chứng đái tháo đường gây ra
.
Từ tổn thương ở mạch máu nhỏ gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm ở mắt như: viêm giác mạc, đục thủy tinh thể, mù lòa,…
Tổn thương ở mạch máu nhỏ còn kéo theo biến chứng bệnh lý thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Nếu không được điều trị người bệnh dễ bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo.
Biến chứng mạch máu nhỏ ở thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường như: tê bì ngoài da (cảm giác như kim châm do viêm thần kinh ngoại vi, do đái tháo đường gây ra.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng mạch máu lớn gây tàn phế cho người bệnh như:
Kiểm tra gắng sức kết hợp hình ảnh học: Bạn sẽ được vận động trên máy đi bộ, máy đạp xe hoặc dùng loại thuốc làm tăng nhịp tim như khi tập thể dục. Kỹ thuật viên sẽ siêu âm tim bạn ngay sau đó để đánh giá tình trạng lưu thông máu đến cơ tim.
Chụp mạch vành: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xem xét động mạch lớn có bị tắc không. Thuốc cản quang được bơm vào động mạch bằng 1 ống catete đitừ mạch bẹn lên mạch vành ở tim. Bác sĩ theo dõi chất cản quang bằng Xquang các phương tiện hình ảnh học.
PET: Đây là phương pháp chụp cắt lớp phóng xạ cho phép cung cấp thông tin về chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Chụp cắt lớp động mạch: Kết hợp CT-scan và Xquang chụp ở nhiều góc khác nhau sẽ cho hình ảnh chi tiết nhất.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng trường điện từ để tạo hình ảnh của tim từ đó có thể thấy được chỗ tắc của động mạch.
Xét nghiệm chức năng tế bào nội mô: Tế bào nội mô là tế bào nằm trong cùng sắt với dòng máu lưu thông. Nếu chức năng của tế bào này bất thường, mạch máu không thể dãn nở.
Để kiểm tra chức năng nội mô, 1 ống dây luồn qua 1 catete được đưa vào mạch vành và tiêm 1 loại thuốc vào giúp mạch máu nhỏ ở tim mở ra. Dòng máu qua các mạch máu này sẽ được đo và lấy kết quả. Đây là xét nghiệm xâm lấn tối ưu để chẩn đoán bệnh mạch máu nhỏ.
3.2 Điều trị tổn thương mạch máu ở người mắc bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh mạch máu nhỏ bao gồm thuốc kiểm soát co thắt mạch máu dẫn đến nhồi máu và thuốc giảm đau.
Điều trị thay thế: Các thực phẩm chức năng có thể giúp cho người bệnh mạch máu nhỏ như L-arginin. Amino acid này giúp tăng cường trao đổi chất, làm giảm triệu chứng của bệnh. Phương pháp điều trị này không nên sử dụng cho người bệnh đã có tiền căn nhồi máu cơ tim.
Một số biện pháp để phòng chống bệnh mạch máu nhỏ mà bạn nên tham khảo là:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh