TRANEXAMIC ACID

Nội dung

Tranexamic acid là gì?

Tranexamic acid là một chất chống tiêu sợi huyết và thường được sử dụng cho tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng.

 

Tranexamic acid được sử dụng trong da liễu trong trường hợp nào?

Tranexamic acid đã được sử dụng (off-label) trong da liễu với mục đích cải thiện tình trạng nám da và như một phương pháp điều trị duy trì bệnh phù mạch di truyền và mề đay.

 

Nám

 

Phù mạch

 

Mề đay

 

Tranexamic acid hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của tranexamic acid trong các bệnh da liễu chưa được hiểu một các đầy đủ. Trong điều trị nám, cơ chế hoạt động của tranexamic acid được giả thuyết bao gồm sự co mạch máu ở da và giảm tổng hợp hắc tố bằng cách thay đổi sự tương tác của tế bào sừng và tế bào hắc tố và giảm hoạt động của tyrosinase. Trong bệnh phù mạch di truyền, tranexamic acid được cho là có tác dụng ức chế con đường bradykinin.

 

Các chống chỉ định với tranexamic acid.

Chống chỉ định sử dụng tranexamic acid bao gồm:

 

  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị rối loạn đông máu
  • Huyết khối tĩnh mạch
  • Bệnh nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Quá mẫn cảm với tranexamic acid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Tình trạng tiêu sợi huyết (sự phân hủy fibrin cho phép đông máu) do rối loạn đông máu tiêu thụ
  • Suy thận nặng
  • Tiền sử co giật.

 

Tranexamic acid không nên dùng cho bệnh nhân bị rối loạn thị giác về màu sắc mắc phải.

 

Liều lượng nào của tranexamic acid được sử dụng trong da liễu?

Liều dùng cho tình trạng nám (250mg hai lần mỗi ngày) tương đương với liều tích lũy hàng tháng được sử dụng cho bệnh rong kinh (kinh nguyệt nhiều). Liều gợi ý cho phù mạch di truyền là 1–1,5 g uống 2–3 lần mỗi ngày, điều trị gián đoạn hoặc liên tục, tùy theo triệu chứng. Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nặng.

 

Những lợi ích của tranexamic acid là gì?

Tranexamic acid hầu hết được dung nạp tốt, có hồ sơ an toàn lâu đời và chi phí không cao.

Khi được sử dụng trong điều trị nám, tỷ lệ thành công được báo cáo lên tới 89%, với kết quả ghi nhận sớm sau 8 tuần. Khi được sử dụng trong bệnh phù mạch di truyền, 73% bệnh nhân báo cáo giảm tần suất các cơn.

 

Nhược điểm của tranexamic acid là gì?

Tranexamic acid không được cấp phép sử dụng cho các bệnh về da liễu. Hồ sơ an toàn khi sử dụng lâu dài tranexamic acid trong điều trị nám (đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi) vẫn chưa được biết rõ. Khi ngừng điều trị với tranexamic acid, bệnh có thể tái phát.

 

Các tác dụng phụ và rủi ro của tranexamic acid là gì?

Tranexamic acid hầu hết được dung nạp tốt.

Trong loạt trường hợp bệnh nhân điều trị nám bằng tranexamic acid trong thời gian trung bình là 4 tháng (n=561), 7% bệnh nhân đã báo cáo các tác dụng phụ, bao gồm:

  • Đau bụng, chướng bụng, buồn nôn và nôn
  • Tê hoặc ngứa mặt, môi, ngón tay hoặc ngón chân
  • Ù tai
  • Đau đầu
  • Chứng quên thoáng qua
  • Run rẩy
  • Thiểu kinh hoặc thống kinh (đau bụng kinh)
  • Tăng rụng tóc
  • Rậm lông vùng mặt
  • Sưng môi hoặc quanh hốc mắt
  • Đánh trống ngực.

 

Đáng chú ý, một bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng bệnh nhân lại có bệnh nền là thiếu hụt protein S tiềm ẩn, một bệnh làm tăng nguy cơ biến chứng này. Trong một loạt trường hợp bệnh nhân sử dụng tranexamic acid trong hơn sáu tháng để điều trị duy trì chứng phù mạch di truyền (n=37), không có biến cố thuyên tắc huyết khối nào được báo cáo.

 

Mặc dù bằng chứng lâm sàng cho thấy nguy cơ huyết khối không tăng đáng kể ở những bệnh nhân dùng tranexamic acid, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ biến chứng huyết khối tĩnh mạch và động mạch. Trước khi sử dụng tranexamic acid, nên xem xét và điều tra các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân đối với bệnh huyết khối tắc mạch.

 

Tranexamic acid tại chỗ

Kem tranexamic acid 5% tại chỗ đang được nghiên cứu trong điều trị nám và cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị tình trạng nám nông. Dữ liệu thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên chưa được báo cáo (2019).

 

Tiêm trong da tranexamic acid cũng đã được đề xuất như một phương pháp điều trị nám cục bộ.

 

BS CKI Phan Vũ Lam Phương

https://dermnetnz.org/topics/tranexamic-acid

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Số điện thoại liên lạc (Trả lời trong ngày) : 0899777709 / Zalo/Viber

 

 

 

return to top