✴️ Ngộ nhận về ung thư tiền liệt tuyến

Nội dung

Sự tiến bộ khoa học khiến chúng ta nghĩ rằng ung thư tuyến tiền liệt không còn là vấn đề đáng ngại nữa. Không hẳn vậy. Mặc dù đây là căn bệnh có số người tử vong vì ung thư thứ 2 thế giới, sau ung thư phổi nhưng thực tế vẫn phổ biến một số quan niệm sai lầm về ung thư tuyến tiền liệt.

Không triệu chứng nghĩa là không sao

Ung thư tiền liệt tuyến có thể gây ra triệu chứng khác nhau về đường tiết niệu, từ mót tiểu, tiểu rắt đến đau lưng.

Tuy nhiên, các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi ung thư ở giai đoạn phát triển – thời điểm mà hiệu quả điều trị sẽ gặp khó khăn. Vì thế, không nên cho rằng hoàn toàn yên tâm nếu không có triệu chứng.

Ung thư tiền liệt tuyến

Các giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến

Cha truyền con nối

Quan hệ huyết thống một bậc (cha, anh trai) bị ung thư tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với nam giới.

Trong thực tế, một người đàn ông với họ hàng xa 3 bậc bị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt thì đối mặt với khả năng mắc bệnh là 50-50. Tuy nhiên, di truyền chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các yếu tố rủi ro khác.

Người có tuổi mới mắc bệnh

Ung thư tiền liệt tuyến phổ biến hơn ở đàn ông có tuổi nhưng cũng có người mắc bệnh từ rất trẻ.

Qua nghiên cứu, nam giới có thể phát triển bệnh này ở tuổi 40, thậm chí sớm hơn là tuổi 30. Đó là lý do nên nghĩ đến ý tưởng bắt đầu khám bệnh định kỳ ở tuổi 50, với người có nguy cơ cao hơn (như có tiền sử gia đình) thì nên sàng lọc khi bắt đầu 40 tuổi.

Tăng chất bổ để ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Cách đây không lâu, giới y học quan tâm đến các nghiên cứu cho rằng bổ sung một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất hiếm selenium và vitamin E có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Nhưng gần đây, các nghiên cứu thẩm định đã không thể khẳng định các kết luận trên và cho rằng không có bằng chứng thuyết phục chứng tỏ bổ sung dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến phát triển

Sự thần diệu của nước ép lựu

Trong phòng thí nghiệm, nước lựu có biểu hiện khả năng tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Tuy vậy, có rất ít lý do để cho rằng loại nước trái cây này có tác dụng như vậy đối với cơ thể người.

Lời khuyên của chuyên gia là nếu bạn có nguy cơ cao, có thể thử nó nhưng đừng quá hy vọng. Trong mọi trường hợp, nước ép lựu chỉ bổ sung chứ không thể thay thế phương pháp điều trị thông thường.

Ung thư tiền liệt tuyến do thiếu “chuyện ấy”

Thực tế, không có bằng chứng chứng tỏ tần số của hoạt động tình dục có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Thường xuyên quan hệ hay thiếu “chuyện ấy” đều không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào về nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh truyền nhiễm

Câu hỏi đặt ra là liệu ung thư tuyến tiền liệt có thể do nhiễm trùng? Chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ điều này, cũng không có bằng chứng cho thấy bệnh ung thư tuyến tiền liệt là do hút thuốc lá, uống rượu nặng, lối sống ít vận động hay ăn nhiều thức ăn béo…

Thông thường, yếu tố rủi ro gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt là nam giới sau 50 tuổi, yếu tố chủng tộc, lịch sử gia đình, những người trải qua phẫu thuật cắt ống dẫn tinh hay kích thích tố sinh dục nam cao quá mức tự nhiên.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top