ĐẠI CƯƠNG
Tiêm hóa chất nội tủy sống là việc đưa một lượng thuốc và hóa chất vào khoang tủy sống, thuốc và hóa chất sẽ vào cơ thể theo đường dịch não tủy.
Phương pháp này thường dùng để điều trị một số bệnh ung thư hệ thống tạo huyết và ung thư hệ thần kinh trung ương.
Đây là một thủ thuật cần được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa, có đầy đủ trang thiết bị cần thiết.
CHỈ ĐỊNH
Điều trị hóa trị trong một số các bệnh Ung thư hệ thống tạo huyết.
Bệnh bạch cầu cấp ác tính -Bệnh U lympho không Hoghkin
Bệnh bạch cầu tủy cấp.
Một số bệnh Ung thư hệ thần kinh trung ương.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Rối loạn đông máu. Trong điều trị các bệnh Ung thư máu thường gặp giảm dòng tiểu cầu. Khi tiểu cầu giảm quá thấp không nên chỉ định tiêm hóa chất nội tủy.
Viêm nhiễm vùng dự kiến chọc tủy sống.
Viêm màng não, tủy, viêm tủy sống…
Viêm xơ cứng cột sống, viêm đa rễ thần kinh.
Biến dạng cột sống: do di chứng chấn thương, di chứng bệnh lý, bẩm sinh….
Thận trọng:
Loạn nhịp tim
Cao huyết áp, tụt huyết áp. +Suy tim.
Người bệnh không hợp tác.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ điều trị hóa chất.
Bác sỹ gây mê hồi sức hoặc hồi sức cấp cứu.
Các điều dưỡng thực hiện y lệnh.
Phương tiện
Thủ thuật cần được tiến hành ở nơi đảm bảo vô khuẩn và đủ trang thiết bị, thuốc men và nhân lực hồi sức cấp cứu.
Có thể được tiến hành tại phòng mổ hoặc phòng thủ thuật vô trùng.
Các phương tiện để chọc tủy sống:
Kim chọc tủy sống.
Kim dẫn đường.
Bơm kim tiêm vô khuẩn các loại.
Dụng cụ sát khuẩn: Pince sát khuẩn, bông băng, cồn, betadin….
Các phương tiện vô khuẩn: toan trải có lỗ, áo mổ, gạc hấp vô khuẩn.
Thuốc, hóa chất thường dùng:
Tùy từng loại bệnh mà có chỉ định dùng thuốc, hóa chất khác nhau
Các thuốc thường dùng: Methotrexate, Cytarabin, Cytocine Arabinoside, Methyl Presnisolon….
Thuốc trước khi được sử dụng nhất thiết phải được sát khuẩn đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
Người bệnh
Cần được giải thích kỹ về chỉ định, các nguy cơ và tác dụng của phương pháp.
Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng tiến hành thủ thuật.
Hồ sơ bệnh án
Bệnh đang điều trị, chỉ định dùng thuốc, cách dùng thuốc.
Tiền sử bệnh, các bệnh lý khác kèm theo.
Các xét nghiệm cơ bản.
Chức năng đông máu cầm máu.
Mạch, nhiệt độ, huyết áp, điện tim…
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Tư thế người bệnh:
Tốt nhất là tư thế nằm nghiêng vuông góc 90 độ so với mặt bàn thủ thuật. Hoặc ngồi tư thế ôm lấy tựa ghế.
Sát khuẩn rộng rãi vùng định tiêm thuốc.
Trải toan có lỗ lên trên.
Gây tê chỗ chọc kim.
Kỹ thuật chọc kim:
Lần tìm xác định rõ khe đốt sống.
Lựa chọn các đốt sống thông thường từ L2 - L5.
Chọc kim ở giữa khe đốt sống, vuông góc với mặt da.
Từ từ đẩy kim vào trong phía tủy sống, hướng vát của mũi kim xoay lên trên.
(Đối với kim nhỏ, cần có kim dẫn đường thì chọc kim dẫn đường vào sâu 2cm sau đó luồn kim tủy sống vào trong và đưa vào theo hướng đã định sẵn).
Tiếp tục đẩy kim cho tới khi có cảm giác sật (cảm giác qua màng cứng) sau đó đẩy tiếp 1 chút cho tới khi có dịch não tủy chảy ra thì dừng lại.
Lắp tạm nòng kim vào (Để tránh chảy dịch não tủy)
Khi bác sỹ điều trị tiêm thuốc thì tháo nòng kim ra và lắp xy lanh thuốc vào.
Tiêm theo chỉ định:
Bệnh bạch cầu tủy cấp: tiêm Cytosine arabinoside khoảng 50 - 70 mg/m2 / 5 lần trong 3 tuần.
U lympho ác tính cấp: Methotrexate liều 12-15 mg/m2/ 1 lần x 4 - 8 lần cách nhau 2 - 3 tuần.
Có thể phối hợp tiêm: Methotrexate, Cytosine arabinosine với huydrocortisol.
Hoặc dùng: Cytarabin liều 30 - 60 mg/m2/ 1 lần tiêm.
Sau khi hoàn thành tiêm thuốc, rút kim ra, băng vết chọc.
Theo dõi tại chỗ cho tới khi người bệnh hoàn toàn ổn định.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi
Trong khi làm thủ thuật
Theo dõi toàn trạng.
Theo d i mạch, nhiệt độ, huyết áp, điện tim…
Thở ô xy nếu cần thiết.
Sau khi làm thủ thuật
Sau thủ thuật người bệnh nên được để nằm yên tại chỗ.
Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.
Kiểm tra theo d i cho tới khi mọi thông số hoàn toàn ổn định mới được chuyển người bệnh về bệnh phòng.
Xử trí tai biến
Tụt huyết áp: xử trí bằng truyền dịch, các thuốc vận mạch tùy mức độ.
Suy hô hấp: tùy mức độ mà có thể cho người bệnh, thở ô xy, bóp bóng hỗ trợ, thở máy…
Tổn thương thần kinh: tùy mức độ mà xử trí. Để tránh tốt nhất là khi người bệnh đau, có phản ứng nên rút kim ra và ngừng tiêm thuốc.
Do tác dụng phụ của thuốc: xử trí như xử trí các tác dụng phụ khi dùng thuốc đó.
Nhức đầu: thường do thoát dịch não tủy: hạn chế bằng cách cố gắng dùng kim nhỏ, hạn chế chọc đi chọc lại. Xử trí: cho thuốc uống. Trường hợp nặng có thể tiêm dịch vào khoang tủy sống
Các biến chứng khác: Nôn, buồn nôn, bí đái….
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh