ĐẠI CƯƠNG
Điều trị hóa chất là phương pháp dùng các thuốc tiêu diệt các tế bào ung thư. Có nhiều cách đưa thuốc hóa chất vào trong cơ thể như: truyền động mạch, uống, truyền tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, dùng tại chỗ (ví dụ: bơm hóa chất màng phổi, màng bụng, bàng quang…) hoặc tiêm trực tiếp vào khối u. Trong đó, truyền động mạch là điều trị trong một số bệnh bệnh ung thư ở giai đoạn muộn, đây là phương pháp đưa trực tiếp các thuốc vào trong dòng máu động mạch trước khi thuốc đi đến khắp nơi trong cơ thể.
Trong bài này, chúng tôi đề cập chủ yếu đến kỹ thuật truyền hóa chất động mạch
CHỈ ĐỊNH
Ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn khi không còn khẳ năng phẫu thuật
Ung thư vú có di căn gan
Ung thư đại trực tràng có di căn gan
Ung thư lưỡi
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Rối loạn đông máu
Ung thư giai đoạn muộn đã di căn gan nhiều ổ
CHUẨN BỊ
Phương tiện:
Thuốc phải được pha trong một buồng riêng, tốt nhất là có tủ pha thuốc với kính chắn để bảo vệ cho người pha thuốc.
Tủ phải tuân theo các nguyên tắc vô trùng, khô, thoáng, đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp nhất là 20-250C.
Thuốc chống nôn, chống sốc, máy bơm tiêm điện
Người thực hiện
Bácsỹ chuyên khoa
Điều dưỡng điều dưỡng trang bị bảo hộ: đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, đi găng.
Trước khi pha thuốc, phải nắm chắc y lệnh của bác sĩ về tên thuốc, liều thuốc, loại dịch pha (thường là huyết thanh ngọt đẳng trương 5% hoặc mặn 0,9 %), số lượng dịch, chất lượng thuốc (xem có vón cục, vẩn đục hay có đổi màu sau khi pha không).
Không bao giờ pha hai loại thuốc hóa chất trong một chai huyết thanh. Trong khâu này phải có độ chính xác cao vì đây là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ, liều lượng thuốc được bác sĩ tính toán đến từng miligam, không thể tùy tiện tăng hay giảm liều, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và kết quả điều trị.
Thuốc sau khi pha nên tiêm truyền ngay trong vòng vài giờ. Nếu phải chờ đợi, nên để chai thuốc nơi thoáng mát, vô trùng. Một số loại còn phải tránh ánh sáng (ví dụ: 5FU). Sử dụng dây truyền dịch thông thường hoặc dụng cụ có nút (hoặc bơm) có thể cài đặt tốc độ chảy chính xác.
Người bệnh
Hồ sơ bệnh án của người bệnh làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy cơ bản.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Người bệnh
Tư thế: cho người bệnh ở tư thế nằm thật thoải mái
Tùy theo từng loại ung thư mà đặt Catheter ở các vị trí khác nhau
Một số ung thư vùng đầu mặt 1 bên hoặc các ung thư phần mềm ở chi.
Ung thư lưỡi đặt catheter động mạch lưỡi tiến hành trong quá trình phẫu thuật,
Tư tưởng: an ủi, động viên để người bệnh yên tâm, tin tưởng, không quá lo lắng sợ hãi các tác dụng phụ của thuốc. Nếu có điều kiện trang bị các phương tiện giải trí như ti vi, đài, báo,…trong phòng truyền của người bệnh.
Các loại hóa chất động mạch
Cisplatin, Mytomycin C, 5FU, Doxorubicin. Tùy cụ thể mỗi loại bệnh mà có chỉ định hóa chất và bơm số ngày phù hợp.
Thời gian tiêm hóa chất động mạch theo chỉ định của bác sĩ
Cán bộ chuẩn bị hóa chất
Sử dụng 5000 đơn vị heparin hàng ngày bơm vào catheter để chống đông vón tiểu cầu trong thời gian bơm hóa chất
Theo dõi người bệnh trong và sau khi truyền thuốc
Trong quá trình bơm hóa chất vẫn tiếp tục theo d i sát các chỉ số trên, sự lưu thông của thuốc, tốc độ truyền, tác dụng phụ (nôn, buồn nôn, đau bụng...).
Sử dụng thuốc chống nôn trước khi truyền hóa chất động mạch
Thuốc chống nôn được tiêm qua đường tĩnh mạch trước khi bơm hóa chất động mạch 30 phút, tùy theo hóa chất mà nhắc lại thuôc chống nôn
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Vỡ động mạch máu khi đang truyền gây thoát hóa chất ra mô xung quanh
Triệu chứng
Thường lúc đầu người bệnh không thấy đau nên dễ bỏ qua.
Sau một thời gian dịch truyền tiếp tục thoát ra ngoài, người bệnh thấy đau và trên điểm chọc kim thấy phồng lên hay mẩn đỏ.
Điều trị
Khi nghi ngờ có tổn thương mạch máu:
Ngừng truyền.
Đánh dấu vùng đó bằng bút dạ. +Rút ra từ 3-5ml máu.
Rửa bằng 5ml dung dịch bicarbonat 8,4 .
Làm giảm sự viêm nhiễm bằng cách tiêm dexamethasol pha loãng 4mg/ml, tiêm 2ml dưới da tại 4 điểm quanh vùng tổn thương
Tùy loại thuốc mà chườm nóng hoặc lạnh lên vùng bị thoát mạch.
Trường hợp hoại tử:
Rửa ổ hoại tử bằng dung dịch sát trùng pha loãng (oxy già, huyết thanh mặn 0,9%, betadin...).
Đối với điều dưỡng tiêm truyền và pha thuốc
Trong lúc thao tác, sơ suất để thuốc bắn vào mắt, vào da hay vào niêm mạc gây nên một trong các triệu chứng sau, tùy theo mức độ bắn vào nhiều hay ít và tuỳ cơ thể: ngứa, phồng rộp da, ăn da, hoại tử tại chỗ.
Các biện pháp đề phòng: đi găng tay vô trùng, đội mũ, đeo kính, đeo khẩu trang, mặc áo choàng dài tay, rửa tay trước và sau khi đi găng, không làm rách găng.
Xử trí:
Nếu thuốc bắn vào da: phải rửa sạch bằng nước và xà phòng, hoặc rửa +nước muối sinh ly và xà phòng. Bôi kem, thuốc.
Nếu thuốc bắn vào mắt: rửa mắt bằng nước sạch, tốt nhất bằng nước muối sinh ly, sau đó nhỏ mắt bằng dung dịch thiosylfate 3 .
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh