Theo các bác sĩ Ung bướu, ung thư thực quản gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn IV là giai đoạn cuối với tình trạng các tế bào ung thư đã lan rộng ra khỏi niêm mạc thực quản, xâm lấn sang các vị trí lân cận và cơ quan xa như phổi, xương…
Ở giai đoạn này, tỷ lệ sống của người bệnh thường rất thấp do khối u đã di căn xa. Nhiều trường hợp tử vong nhanh chóng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Đây là giai đoạn nặng của bệnh ung thư và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm lý của người bệnh.
Khi mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối, các triệu chứng bệnh nặng và rõ ràng hơn, người bệnh sẽ thấy sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Các dấu hiệu bệnh thường gặp ở giai đoạn này là:
Ở giai đoạn đầu khi khối u còn bé, tình trạng khó nuốt thỉnh thoảng diễn ra, với mức độ nhẹ, khó nuốt với các thực phẩm cứng, rắn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn nặng, tế bào ung thư phát triển to ra, chèn ép và xâm lấn trong thực quản, khiến tình trạng khó nuốt diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn. Khó nuốt xảy ra với cả những thức ăn lỏng, mềm. Thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng khiến người bệnh hay bị nôn ra ngoài.
Khi bị ung thư thực quản người bệnh sẽ có triệu chứng đau tức ngực với mức độ đau thường xuyên và liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cơn đau là do khối u ở thực quản phát triển to ra, chèn ép và làm hẹp thực quản. Thức ăn không đi hết được xuống dạ dày sẽ đọng lại ở thực quản, gây tức ngực kéo dài.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối người bệnh sẽ thấy tình trạng khàn tiếng rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Khàn tiếng có khi mất hẳn tiếng trong thời gian dài.
Khối u phát triển to ra, xâm lấn và di căn sang nhiều vị trí trong cơ thể khiến cơ quan này bị ảnh hưởng. Đồng thời thức ăn không được đưa xuống dạ dày, dinh dưỡng cũng không hấp thụ được hết vào cơ thể gây ra tình trạng sụt giảm cân nặng nghiêm trọng.
Cũng theo các bác sĩ, ung thư thực quản giai đoạn cuối có thể chữa được nhưng với tỷ lệ sống khá thấp bởi các tế bào ung thư đã lan tới hầu hết các bộ phận trên cơ thể.
Ở giai đoạn cuối, người bệnh phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị với mục đích kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị thường được áp dụng ở giai đoạn này là:
Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu được điều trị tích cực, phác đồ điều trị chuẩn, người bệnh lạc quan, thoải mái… thì khả năng hồi phục sức khỏe sẽ nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn cuối, người bệnh cần có chế độ chăm sóc giảm nhẹ, giúp giảm các triệu chứng bệnh, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.
Hầu hết người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối đều có hiện tượng suy nhược cơ thể, mệt mỏi triền miên, ăn uống kém, thậm chí chán nản, lo nghĩ và không muốn ăn.
Lúc này người nhà cần chú ý tới tâm lý của người bệnh, động viên, chia sẻ và an ủi tinh thần người bệnh. Đồng thời cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để người bệnh đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, suy nghĩ quá nhiều mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mặc dù ung thư thực quản giai đoạn cuối là bệnh nặng nhưng dưới sự điều trị tích cực và kịp thời, đúng phương pháp, nhiều trường hợp vẫn sống, sinh hoạt bình thường.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh