✴️ Xạ trị cho khối u não ác tính nguyên bào thần kinh đệm

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG 

U nguyên bào thần kinh đệm ác tính chiếm từ 35 – 45% các khối u não nguyên phát. Trong số này gần 85%  là u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng. Chẩn đoán chủ yếu bằng chụp cắt lớp vi tính (CT), hoặc bằng chụp cộng hưởng từ (MRI). 

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới mô bệnh học của u thần kinh đệm ác tính được chia làm 4 loại 

Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật, nhằm lấy bỏ khối u, hoặc làm sinh thiết. Xạ trị hậu phẫu đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chế tái phát, cải thiện thời gian sống thêm.

 

CHỈ ĐỊNH 

Các khối u não đã được phẫu thuật, hoặc không phẫu thuật được.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh sức khỏe yếu PS > 2.

Người bệnh chưa có chẩn đoán xác định.

Người bệnh đang hôn mê, hoặc có tăng áp lực nội sọ

 

CHUẨN BỊ

Người bệnh:

Giải thích rõ cho người bệnh các bước tiến hành, không lo lắng căng thẳng, để người bệnh phối hợp.

Phương tiện

Hệ thống cố định, mặt nạ nhiệt gối bằng chất dẻo nồi đun nước nóng (Khoảng 73o C) …

Hệ thống mô phỏng (CT sim). 

Hệ thống tính liều TPS (Treatment planning system)

Hệ thống máy xạ trị năng lượng cao

Chuẩn bị nhân viên 

Bác sỹ xạ trị ung thư

Kỹ sư Vật lý xạ trị

Kỹ thuật viên xạ trị

 

ĐIỀU TRỊ

Kỹ thuật mô phỏng:

Người bệnh nằm ngửa đầu gối trên ván bằng chất dẻo, được cố định bằng mặt nạ nhiệt.

Kỹ thuật xạ trị:

Tùy vị trí khối u có thể sử dụng nhiều trường chiếu, và mức năng lượng chùm tia khác nhau. Có thể sử dụng các trường chiếu bên đối xứng, hoặc bắt chéo sao cho hạn chế tối đa tổn thương vào mắt và các mô não lành.

Phân liều:

Sử dụng phân liều 1,8 - 2 Gy/ngày, 5 buổi/tuần, tổng liều 59,4 đến 60 Gy.

 

THEO DÕI

Theo dõi toàn thân: Mạch, huyết áp, nhiệt độ.

Theo dõi tình trạng tinh thần, đau đầu, nôn, buồn nôn, vận động…

 

BIẾN CHỨNG

Biến chứng cấp

Đau đầu, nôn, buồn nôn do phản ứng tia gây phù não, tăng áp lực nội sọ. Nặng có thể gây xuất huyết não, tử vong.

Biến chứng muộn

Hoại tử nhu mô não, nhồi máu não -Chứng mất trí nhớ do xạ trị.

Xuất hiện cơn động kinh.

Ung thư thứ 2…

 

PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

Trước khi tia 48 đến 72 tiếng người bệnh được dùng Corticoid, truyền các dung dịch ưu trương, nếu có nôn, buồn nôn dùng các thuốc chống nôn như Osetron 8 mg tiêm tĩnh mạch. Dùng các thuốc chống động kinh nếu có cơn động kinh…

Chỉ định liều, phân liều xạ trị phù hợp cho từng trường hợp người bệnh cụ thể. Lập kế hoạch xạ trị một cách cẩn thận, chi tiết hạn chế tối đa tổn thương mô não lành.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top