✴️ Xạ trị u lymphô ác tính ở trẻ em

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Xạ trị u lymphô ác ở trẻ em chủ yếu điều trị phối hợp với hoá trị và sử dụng trường chiếu nhỏ với thời gian xạ trị càng ngắn càng tốt vì trẻ em cố định rất khó trong quá trịnh xạ trị.

Sử dụng máy Cobalt 60 hoặc Gia tốc tuyến tính để xạ trị đơn thuần hoặc phối hợp với hoá trị nhằm mục đích điều trị tận gốc bệnh và giảm bớt độc tính của hoá trị.

 

CHỈ ĐỊNH

Bệnh u limphô ác đáp ứng tốt với hoá trị, nhưng hạch nguyên phát ban đầu trên 5 cm.

Bệnh đáp ứng gần hoàn toàn sau hoá trị đủ liều -Các bệnh nhi chống chỉ định hoá trị.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh lan tràn, tiến triển toàn thân.

Bệnh đáp ứng kém hoặc không đáp ứng hoá trị 

Thể trạng bệnh nhi suy kiệt.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ xạ trị

Bác sĩ gây mê - hồi sức.

Kĩ sư vật lí xạ trị

Kỹ thuật viên xạ trị

Kỹ thuật viên làm khuôn cố định.

Điều dưỡng ung thư nhi khoa.

Phương tiện

Máy xạ trị Cobalt 60, Gia tốc tuyến tính.

Máy Cắt lớp vi tính - Mô phỏng

Hệ thống lập kế hoạch xạ trị 3D - TPS 

Hệ thống đúc khuôn chì.

Thuốc: Thuốc cản quang, thuốc chống sốc, thuốc an thần, tiền mê và thuốc gây mê.

Người bệnh

Giải thích rõ cho gia đình bệnh nhi trước khi tiến hành các bước lập kế hoạch điều trị. Các tác dụng phụ và tai biến có thể xẩy ra trong quá trình điều trị.

Cho bệnh nhi xem trước các người bệnh xạ trị trên màn hình theo dõi.

Hồ sơ bệnh án:

Theo quy định của Bộ Y tế.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Chụp cắt lớp vi tính - mô phỏng.

MRI xác định trên CT-SIM có định vị không gian 3 chiều.

Truyền dữ liệu từ máy CT-SIM lên hệ thống lập kế hoạch điều trị.

Lập kế hoạch xạ trị:

Tính toán liều lượng và thời gian xạ trị trên hệ thống. Lập kế hoạch điều trị

An thần, tiền mê hoặc gây mê cho bệnh nhi khi cần thiết.

Mô phỏng xác định tâm trường chiếu xạ:

Theo kế hoạch xạ trị.

Nguyên tắc xạ trị

Chủ yếu sử dụng xạ trị ngoài. Máy xạ trị thường được sử dụng máy gia tốc mức năng lượng photon 6 MV hoặc chùm Electron từ 9 đến 12 MeV. Năng lượng này đáp ứng tốt cho các bề dày của hạch và các khối u sâu ở trẻ em và tránh được các tổn thương da. Suất liều này đảm bảo xạ trị trong thời gian ngắn cho mỗi trường chiếu

Ở trẻ em, việc cố định trong khi xạ trị rất khó khăn và xạ trị trường chiếu nhỏ, nên khả năng di lệch trường chiếu trong quá trình xạ trị là rất lớn. Điều đó đặt ra những điều kiện đặc biệt khi thao tác cố định, mô phỏng lập kế hoạch xạ trị và chỉnh tâm chiếu trong khi xạ trị. Cần phải tiền mê hoặc gây mê trước khi xạ trị và làm mặt nạ đầu cổ hoặc khuôn cố định toàn thân.

Trước khi tiến hành xạ trị cần phải đánh giá chính xác giai đoạn bệnh. Với liều xạ 25 Gy đến 30 Gy có thể kiểm soát được tại chỗ tới trên 80 . Xạ trị được coi là phương pháp hữu hiệu trong việc phối hợp với hoá trị điều trị triệt căn bệnh u lymphô ác và các trường hợp u lymphô ác giai đoạn sớm  chống chỉ định hoá trị. 

Các phương pháp xạ trị

Xạ trị phối hợp với hoá trị 

Xạ trị hạch nguyên phát ban đầu: Những trường hợp xạ trị bổ sung sau hoá trị được chỉ định cho các trường hợp hạch nguyên phát ban đầu trên 5 cm  với liều xạ

từ 25 Gy đến 30 Gy. Các trường hợp hạch còn lại sau hoá trị, có thể nâng liều tới 44 Gy.

Xạ trị não: Chỉ định cho các trường hợp u lymphô ác có độ ác tính cao hoặc thâm nhiễm thần kinh trung ương. Liều xạ toàn não 18 Gy tới cột sống cổ 2. Tư thế người bệnh nằm ngửa, có mặt nạ cố định và đã được tiền mê trước. Trường chiếu xạ được thực hiện 2 trường chiếu bên thái dương.

Xạ trị đơn thuần

Chỉ định cho các trường hợp chống chỉ định hoá trị, liều xạ trị được chỉ định từ 35 Gy đến 50 Gy. 1,8 Gy/ ngày. Trường chiếu xạ được lập kế hoạch trên CT-Mô phỏng.

Hạch trên hoành: trường chiếu Mantlet đầy đủ hoặc trường chiếu Mantlet khuyết một phần trung thất.

Hạch dưới hoành: Xạ trị toàn ổ bụng, hạch chậu và bẹn 2 bên. Bảo vệ cơ quan trọng yếu: gan, thận.

Xạ trị một số trường hợp đặc biệt

Hạch trung thất lớn chèn ép các thành phần trong trung thất gây nên khó thở, tuần hoàn bàng hệ, phù kiểu áo khoác: Xạ trị chống chèn ép trước, liều xạ từ 15 Gy đến 20 Gy, phối hợp với corticoide liều trung bình 40 mg.

U lymphô ác xâm lấn xương hoặc phát triển ở xương hoặc chèn ép tu  sống: Xạ trị chống đau, chống chèn ép 21 Gy, 3 gy/ ngày trong 7 ngày.

Hạch lớn trong ổ bụng chèn ép nội tạng: Xạ trị chống chèn ép 15 Gy đến 20 Gy, phối hợp với corticoide liều trung bình 40 mg/ngày

U lymphô ác biểu hiện ở thần kinh trung ương: Xạ trị toàn não với liều xạ toàn não 30 Gy tới ngang mưức cột sống cổ 2. Xạ trị bổ sung liều từ 15 Gy đến 20 Gy cho khối u nguyên phát ban đầu. Tư thế người bệnh nằm ngửa, có mặt nạ cố định và đã được tiền mê trước. Trường chiếu xạ được thực hiện 2 trường chiếu bên thái dương.

 

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Buồn nôn nhiều giờ sau xạ trị và mệt mỏi sau xạ trị: Nghỉ ngơi là cần thiết nhưng người bệnh cũng cần phải hoạt động tích cực.

Xạ trị thường gây rụng tóc. Tóc sẽ mọc lại sau vài tháng. 

Xạ trị đôi khi gây phù não và nhức đầu, dùng thuốc giảm đau sẽ đỡ phối hợp liệu pháp Corticoide.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top