1. Vắc xin phòng viêm gan B là gì?
Vắc xin phòng bệnh viêm gan B là loại vắc xin tái tổ hợp được sản xuất bởi kỹ thuật di truyền. Chúng chứa thành phần kháng nguyên HBsAg vô cùng quan trọng được hình thành trong tế bào các loại động vật, nấm men,…
Kháng nguyên HBsAg được tinh chế cao và không gây nhiễm bệnh. Khi tiêm loại kháng nguyên này vào cơ thể sẽ giúp sản sinh ra kháng thể chống lại virus viêm gan B. Ngoài ra, vắc xin này còn phòng ngừa các biến chứng như xơ gan, ung thư gan,…
2. Vì sao cần tiêm phòng vắc xin bệnh viêm gan B?
Vắc xin phòng bệnh viêm gan B được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng cho trẻ em và người lớn, những ai có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B. Việc tiêm phòng đầy đủ sẽ mang đến nhiều tác dụng thiết thực với sức khỏe.
2.1 Một mũi tiêm, bảo vệ suốt đời
Chỉ cần tiêm duy nhất 1 liều vắc xin phòng viêm gan B, bạn sẽ được bảo vệ suốt đời và không bị virus viêm gan B tấn công. Loại vắc xin này an toàn nên được dùng cho nhiều lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người lớn.
Đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường và có nguy cơ nhiễm trùng cao do công việc, điều kiện sống…. thì nên nghiêm túc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B để bảo vệ trọn đời chống lại bệnh gan.
2.2 Phòng chống xơ gan, suy gan, ung thư gan
Những người bị viêm gan B mãn tính rất có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, ung thư gan,… Do đó, viêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B từ đầu chính là cách an toàn và hiệu quả nhất để chống lại các bệnh nghiêm trọng về gan.
3. Đối tượng tiêm phòng vắc xin bệnh viêm gan B
Vắc xin phòng viêm gan B sử dụng cho nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên thời gian và liều lượng tiêm cho từng đối tượng không hề giống nhau. Vì vậy, bạn phải thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
3.1 Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ nhỏ
Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, giúp bé khỏe, bảo vệ bé để phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, trước khi tiêm phòng bác sĩ cần lưu ý đến sức khỏe của mẹ.
– Nếu mẹ không mắc bệnh viêm gan B thì trẻ nên được tiêm phòng trong 24h đầu sau sinh (liều sơ sinh). Mũi thứ 2 tiêm khi bé đã đủ 2 tháng tuổi. Ngoài ra, vắc xin phòng viêm gan B còn có trong chương trình tiêm chủng mở rộng – mũi 5 trong 1 khi tiêm chủng vào tháng 2-3-4
– Nếu mẹ mắc viêm gan B thì trong 24h đầu sau sinh, trẻ phải được tiêm huyết thanh kháng viêm gan B. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải được tiêm vắc xin để phòng bệnh vì đây là căn bệnh có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ
3.2 Tiêm vắc xin viêm gan B cho người lớn
Trước khi tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B cho người lớn, cần xét nghiệm kháng thể kháng viêm gan B trong cơ thể là Anti-HBs hay HBsAb. Người lớn chỉ tiêm phòng vắc xin khi kháng thể đó là HBsAb < 10 UI/ml.
Dựa theo phác đồ tiêm phòng cho người lớn, các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm 3 mũi vào các mốc 0, 1, 6 tháng sau mũi đầu tiên.
4. Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B
Trong quá trình tiêm phòng vắc xin, người tiêm sẽ gặp phải một số tác dụng phụ. Vì vậy, sau khi tiêm phòng cần theo dõi sức khỏe, nếu thấy bất thường cần đến gặp bác sĩ để xin ý kiến.
4.1 Tác dụng không mong muốn thường gặp
Thông thường, sau khi tiêm phòng vắc xin chống bệnh viêm gan B sẽ có hiện tượng đau, chai cứng da và hồng ban ở vị trí tiêm. Đây là những phản ứng bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng.
4.2 Tác dụng không mong muốn hiếm gặp
Một số tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm phòng vắc xin đó là:
– Toàn thân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, có biểu hiện sốt và mẫn cảm
– Vùng thần kinh trung ương và ngoại biên có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt và dị cảm
– Luôn có cảm giác buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy,…
– Thay đổi chức năng gan
– Xương khớp cảm giác đau nhức, khó chịu,…
– Da xuất hiện mề đay, ngứa ngáy, phát ban,…
4.3 Tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp
Với những trường hợp đặc biệt sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như sau:
– Toàn thân xảy ra phản ứng phản vệ
– Hạ huyết áp tim mạch, viêm mạch,…
– Vùng thần kinh trung ương và ngoại biên bị tê liệt, viêm não, viêm thần kinh, bệnh não,…
– Có dấu hiệu mắc bệnh hạch bạch huyết,…
5. Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B ở đâu?
Để tiêm vắc xin phòng viêm gan B, bạn có thể đến tại các địa chỉ sau:
– Trạm y tế địa phương trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
– Trung tâm y tế dự phòng
– Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương
– Các bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép
Với 5 điều cơ bản về vắc xin viêm gan B mà chúng tôi kể trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về loại vắc xin này và có kế hoạch tiêm chủng khoa học. Để bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất trước căn bệnh này, đừng quên việc thăm khám định kỳ tại các trung tâm, bệnh viện Y tế.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh