Các biến chứng của bệnh hội chứng ống cổ tay

Phẫu thuật cũng có thể sẽ xảy ra biến chứng, và mặc dù nguy cơ gặp phải biến chứng rất nhỏ nhưng những người mắc phải hội chứng ống cổ tay vẫn nên hiểu rõ về những biến chứng này.

Đau vết mổ/đau trụ

Đau vết mổ là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là sau khi tiến hành mổ mở thông thường. Có 2 loại đau có thể xảy ra ở lòng bàn tay sau khi phẫu thuật ống cổ tay: đau vết mổ hoặc đau trụ.

Đau vết mổ sẽ xảy ra trực tiếp tại vị trí vết mổ. Tình trạng đau xảy ra trực tiếp tại vết mổ và thường sẽ xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau phẫu thuật. Bảo vệ vết mổ có thể sẽ giúp làm giảm đau vết mổ. Bạn cũng nên tránh nâng vật nặng hoặc nắm tay chặt trong vòng vài tuần sau phẫu thuật.

Đau trụ là cơn đau xảy ra ở bên cạnh vết mổ, thường là về phía lòng bàn tay dày hơn (mô gò cái hoặc mô út). Đây là vị trí dây chằng ngang nối với xương cổ tay. Ngoài ra, các cơ của lòng bàn tay cũng nằm ở vị trí này. Đau trụ thường là biến chứng thường gặp hơn và gây ra nhiều vấn đề hơn sau khi phẫu thuật hội chứng ống cổ tay, và có thể sẽ cần vài tháng thì cơn đau này mới biến mất.

Điều trị tình trạng đau trụ bao gồm nghỉ ngơi, massage, và trị liệu bàn tay. Mổ thêm một lần nữa thường ít hiệu quả trong việc điều trị tình trạng đau trụ.

Tê bì/ngứa râm ran kéo dài

Có 2 lý do tại sao những người sau khi phẫu thuật hội chứng ống cổ tay lại bị tê bì và ngứa râm ran. Thứ nhất là do phần dây chằng ngang ống cổ tay không được giải phóng hết, thứ hai là do  sức ép lâu ngày lên dây thần kinh giữa ở ống cổ tay.

Không giải phóng được hoàn toàn dây chằng ngang ống cổ tay có thể dẫn đến việc chèn ép kéo dài lên dây thần kinh giữa và do vậy, triệu chứng ngứa râm ran và tê bì sẽ kéo dài. Biến chứng này thường gặp hơn với những người phẫu thuật nội soi ống cổ tay.

Một số người mắc hội chứng ống cổ tay kéo dài cũng có thể vẫn sẽ bị tê bì và ngứa râm ran sau khi phẫu thuật. Nguyên nhân là do hậu quả của việc chèn ép lâu ngày tại ống cổ tay, dẫn đến việc các dây thần kinh đã bị tổn thương đáng kể. Trên thực tế, có một số người đã bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng, khiến các cảm giác ở bàn tay không thể nào khôi phục lại được nữa. Xét nghiệm kiểm tra EMG có thể giúp đưa ra các chỉ số về mức độ nghiêm trọng của việc chèn ép dây thần kinh tại cổ tay trước phẫu thuật.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một biến chứng không phổ biến, những vẫn có thể xảy ra sau phẫu thuật, cả phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi ống cổ tay. Việc tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc của bác sỹ phẫu thuật là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo rằng, bạn đã chăm sóc đúng cách vị trí vết mổ. Có một vài cách bạn có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng điều đặc biệt là, mặc dù một số bác sỹ sẽ chọn sử dụng kháng sinh, thì kháng sinh lại thường không cần thiết sau phẫu thuật ống cổ tay. Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra, kháng sinh có thể là biện pháp điều trị hiệu quả và đôi khi, bạn sẽ cần phẫu thuật thêm để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng ra khỏi vết thương phẫu thuật.

Tổn thương thần kinh

Tổn thương dây thần kinh giữa hoặc bó dây thần kinh giữa thường không phổ biến sau khi phẫu thuật ống cổ tay, nhưng vẫn là một nguy cơ cơ thể xảy ra. Nguy cơ tổn thương thần kinh sau phẫu thuật nội soi sẽ cao hơn một chút. Tổn thương thường gặp sẽ xảy ra với một nhóm các dây thần kinh kiểm soát các cơ ngón cái và cảm giác của lòng bàn tay.

Hội chứng ống cổ tay tái phát

Sau phẫu thuật ống cổ tay, bạn hoàn toàn có thể sẽ bị tái phát hội chứng ống cổ tay một lần nữa. Nguy cơ tái phát ước tính rơi vào khoảng 10-15%. Mặc dù tình trạng tái phát vẫn có thể được giải quyết bằng việc tiến hành thêm một cuộc phẫu thuật nữa, nhưng kết quả của phẫu thuật lần 2 thường sẽ không khả quan như phẫu thuật lần đầu.

Kết luận: Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay là phẫu thuật an toàn, nhưng không phải là không có nguy cơ

Phẫu thuật ống cổ tay rất an toàn và là phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả. Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ biện pháp điều trị xâm lấn nào khác, phẫu thuật cũng sẽ có những nguy cơ nhất định. Kể cả khi những nguy cơ này rất nhỏ, người bệnh cũng nên tìm hiểu và biết rõ về các biến chứng có thể xảy ra của biện pháp điều trị này.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top