Đa phần phụ nữ sẽ trải qua một dạng trầm cảm gọi là “rối loạn tâm lý sau sinh”, kéo dài khoảng 3 ngày hoặc 2 tuần sau sinh.
Phụ nữ gặp tình trạng này thường có phản ứng như: khóc, tức giận, mệt mỏi, căng thẳng, bồn chồn, lo lắng và cũng có thể mất ngủ. Tuy nhiên đó chỉ là những triệu chứng thông thường và sẽ qua nhanh khi tình cảm mẹ và con ngày càng sâu đậm.
Số phụ nữ thực sự gặp trầm cảm sau sinh có tỉ lệ thấp hơn nhiều.
Trầm cảm sau sinh thường là biến chứng xấu đi của vài triệu chứng thông thường, có thể là hoảng loạn hoặc hưng cảm sau sinh, thậm chí là rối loạn ám ảnh cưỡng chế, đặc biệt là chấn thương sau sinh (thường mang tính cá nhân).
“Tôi hoàn toàn không muốn làm gì hết. Tôi ám ảnh vì sinh con… tôi đã làm gì sai? Vì sinh mổ mà tôi bị như vậy. Tôi chỉ có thể trải qua chuyện này bằng cách trải lòng mình. Tôi nói chuyện với các bà mẹ khác (trên mạng), hoặc tham gia nhóm TÔI CÓ THỂ”, một bà mẹ cho hay.
Một vài phụ nữ sẽ bị căng thẳng cùng cực. Tình trạng này có thể được thấy qua một số triệu chứng, kèm với chứng ảo giác, lú lẫn hay ảo tưởng. Như vậy sẽ rất nghiêm trọng.
Cho tới nay ta vẫn còn quá ít thông tin về các yếu tố nguy cơ, nhưng có thể khẳng định một số yếu tố dẫn tới chứng trầm cảm sau sinh như: yếu tố sinh học- sinh lý cơ thể bà mẹ, tâm lý và mối quan hệ hôn nhân, gia đình.
Có thể liệt kê một số yếu tố nguy cơ gây nên trầm cảm sau sinh như sau:
Bà mẹ có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, lo lắng, hoảng loạn, suy nghĩ ám ảnh hoặc hành vi, và hưng cảm.
Bà mẹ từng bị trầm cảm trước khi sinh
Tiền sử gia đình
Mâu thuẫn hôn nhân hoặc quan hệ gia đình
Không tự tin làm cha mẹ
Sức khỏe hay khuyết tật của con
Bà mẹ đơn thân
Hội chứng “mình làm được hết”
Những nguy cơ về hoóc-môn (mất cân bằng tuyến giáp, hội chứng tiền kinh nguyệt, vô sinh,…)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh