Động tác hít thở cho bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

I/ Các động tác hít thở:

Chuẩn bị: Chọn một vị trí thoáng mát, không khí trong lành, một chiếc ghế có bành tựa ở sau để khi cần có thể tựa vào (ghế ngồi chắc chắn).

Khi thực hiện các động tác thì ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái, thư giãn để thả lỏng các cơ (không gồng mình). Hai chân đặt bằng và vuông góc với mặt đất, hai tay đặt thoải mái trên 2 đùi.

1/ Thở chúm môi:

Hít vào bằng mũi (mím môi)

Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống như thổi sáo)

Hít vào 1-2 thì thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào)

Khi hít vào và thở ra không cần gắng sức quá mức mà chỉ cần hít sâu vừa sức cùng với thở ra vừa sức (Nếu hít sâu được thì càng tốt nhưng đừng cố quá sức)

Lặp đi lặp lại động tác hít thở này hàng ngày. Nên tập thường xuyên. Khi nào khó thở hay vận động thì hãy dùng cách hít thở này.

Tập mỗi ngày ít nhất 3 lần (mỗi lần 15 phút). Sau này quen rồi có thể dùng cách thở này liên tục hàng ngày.

2/ Thở cơ hoành:

Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng (để cảm nhận di động của bụng và ngực)

Hít vào bằng mũi (mím môi), bụng phình ra (tay ở bụng đi lên)

Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống như thổi sáo), bụng xẹp xuống (tay ở bụng đi xuống).

Hít vào 1-2 thì thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào)

Khi hít vào và thở ra không cần gắng sức quá mức mà chỉ cần hít sâu vừa sức cùng với thở ra vừa sức (Nếu hít sâu được thì càng tốt nhưng đừng cố quá sức)

Lặp đi lặp lại động tác hít thở này hàng ngày. Nên tập thường xuyên. Khi nào khó thở hay vận động thì hãy dùng cách hít thở này.

Tập mỗi ngày ít nhất 3 lần (mỗi lần 15 phút). Sau này quen rồi có thể dùng cách thở này liên tục hàng ngày.

Kết hợp 2 động tác hít thở chúm môi và cơ hoành vào một lần để hít thở đều đặn hàng ngày (ít nhất 3 lần một ngày, mỗi lần 15 phút). Động tác hít thở chúm môi thì thường xuyên trong ngày.

2 động tác hít thở này thực hiện được cả lúc ngồi lẫn lúc nằm. (khi nằm luồn 1 gối ôm vào dưới khoeo để chân hơn co lại)

 

II/ Ho khạc đàm chủ động:

Chuẩn bị: Hít thở cơ hoành và chúm môi kết hợp 5 nhịp trước và sau khi ho.

Hít vào sâu vào, sau đó ép ngực và bụng thở mạnh há miệng ra gằn hơi thở để kích thích ho.

Nhờ người vỗ lưng mỗi khi ho để làm long đàm

Ho 5 lần hoặc ho nếu mệt thì ngừng lại hít thở để lấy lại sức rồi làm lại.

Ho khạc đàm đến lúc nào lấy được đàm ra rồi thì ngừng.

Mỗi ngày nên ho khạc đàm 1-2 lần (sáng và trước khi đi ngủ) và ho khạc đàm thêm mỗi khi thấy có đàm.

Yêu cầu uống nhiều nước, dùng thuốc theo toa để đàm long dễ khạc.

 

III/ Vận động thể dục:

Hàng ngày đi bộ nhanh (đi nhanh nhất có thể nhưng đừng chạy và cũng không cần phải gắng sức quá mức).

Đi nếu mệt thì dừng lại nghỉ khi nào hết mệt thì đi lại tiếp tục.

Thời gian đi ít nhất 30 phút – 1 giờ. Vào thời gian mát mẻ buổi sáng hoặc buổi tối. Ở khu vực thoải mái an toàn không có xe cộ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top