Dị ứng
Đa số người bị dị ứng với trứng thực chất là dị ứng với protein được tìm thấy trong lòng trắng trứng. Dị ứng với trứng thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi, và mạnh nhất là trẻ 5 tuổi.
Các phản ứng của dị ứng thường biểu hiện sau một vài phút hay một vài giờ sau khi ăn trứng. Các triệu chứng này bao gồm: nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, nốt đỏ thông thường, da sưng phồng, đạu quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, chảy nước mũi, ngừa mắt và chảy nước mắt kèm hắt hơi, ho và thở khò khè. Những phản ứng này nếu nặng có thể dẫn đến sự xuất hiện của cơn hen. Thời gian mà chúng tồn tại thường chưa đến 1 ngày.
Những biểu hiện nặng của dị ứng gây ra sưng phồng miệng, họng và cả đường thở, khó thở và sự hạ đường huyết đột ngột nguy hiểm, khiến người bệnh hoa mắt chóng mặt và có thể mất nhận thức.
Cạn kiệt biotin
Ăn lòng trắng trứng sống có thể gây thiếu hụt biotin, hay còn được biết đến với tên vitamin B7, vitamin H hay coenzym R. Trong trứng sống, biotin sẽ gắn với avidin. Khi trứng đã được làm chín, biotin tách ra khỏi avidin và cho phép cơ thể hấp thu biotin dễ dàng. Nếu thiếu biotin, cơ thể sẽ có biểu hiện rối loạn da như bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh hay viêm da tiết bã ở người lớn. Nếu thiếu biotin trầm trọng, người bệnh sẽ bị rụng tóc, co giật, thiếu sự phối kết hợp các cơ, yếu cơ, chuột rút cơ và đau cơ.
Nhiễm khuẩn
Ăn trứng sống, bao gồm cả lòng trắng trứng sống, làm tăng sự lo ngại về vấn đề nhiễm khuẩn. Samonella là một loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm thường được tìm thấy trong ruột của gà. Vì vậy chúng sẽ có thể có mặt phía bên ngoài quả trứng gà có vỏ không bị vỡ. Tuy nhiên, Samonella có thể được tìm thấy ở trong lòng quả trứng sống. Samonella sẽ bị tiêu diệt nếu trứng được làm chín ở nhiệt độ đủ cao hoặc thời gian nấu đủ lâu khiến vi khuẩn bị chết. Điều đó có nghĩa là, trứng luộc lòng đào và trứng ốp la có thể vẫn chứa Samonella sống có khả năng gây bệnh.
Khi nhiễm Samonella, bệnh nhân thường có triệu chứng là sốt, nôn mửa, mất nước, đau bụng, chuột rút cơ, đau đầu kéo dài trong khoảng từ 4 ngày đến 1 tuần. Hầu hết người nhiễm có thể được điều trị khỏi với kháng sinh, tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và đi đến các cơ quan quan trọng gây nhiễm khuẩn ở đây và dẫn tới tử vong.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh